Tên giết người được xưng tụng là anh hùng ?

on Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013
Tên giết người được xưng tụng là anh hùng ?
Bộ Công an cho biết vào 13g55 ngày 11-9, Đặng Ngọc Viết (42 tuổi, trú tại phường Kỳ Bá, TP Thái Bình), đến Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình dùng súng (dạng súng col quay của Trung Quốc, bắn đạn chì) bắn bị thương bốn người gồm ông Vũ Ngọc Dũng - phó giám đốc trung tâm; các ông Nguyễn Thành Dương, Vũ Công Cương và Bùi Đức Xuân đều là cán bộ trung tâm. Sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu, lúc 20g cùng ngày ông Dũng đã chết. Sau khi gây án, Đặng Ngọc Viết đã bỏ trốn, đến khoảng 19g cùng ngày phát hiện Viết dùng súng tự sát tại chùa Đông Sơn, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, Thái Bình.
Nguyên nhân ?
Người thân của Viết cho biết tất cả đều xuất phát từ việc đền bù giải phóng mặt bằng. Theo đó, căn nhà nơi Viết đang ở có diện tích khoảng 200m2, được đền bù khoảng 500 triệu đồng, hoặc nếu chuyển sang nhà tái định cư thì phải bù thêm tiền. Ban đầu Viết quyết định lấy tiền đền bù, nhưng phía dự án không trả một lần mà chia ra làm ba đợt. Nay thì Viết đã nhận đủ tiền nhưng lại muốn chuyển sang hình thức nhận đất ở khu tái định cư và trả lại tiền mặt đã nhận nhưng không được phía dự án chấp thuận. Người nhà cho biết Viết đã làm đơn kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Có thể vì thế mà xảy ra mâu thuẫn với lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, rồi dẫn đến cơ sự chiều 11-9.
Bộ Công an cho biết qua điều tra, bước đầu được biết tháng 5-2013 UBND TP Thái Bình triển khai khu dân cư tái định cư và công trình công cộng tại phường Kỳ Bá, đã thu hồi 181,6m2 đất của gia đình Đặng Ngọc Viết, Trung tâm Phát triển quỹ đất đang lập phương án trình UBND TP phê duyệt. Trong quá trình lên phương án bồi thường, gia đình của Viết không thống nhất phương án bồi thường, do đó Trung tâm Phát triển quỹ đất đang lập phương án trình UBND TP phê duyệt. Sau đó đã xảy ra sự việc trên.
Đặng Ngọc Viết có vợ đang lao động xuất khẩu tại Liên bang Nga. Hai vợ chồng đã ly dị. Viết cũng từng lao động tại Liên bang Nga một thời gian, sau đó về Việt Nam, đi làm ăn tại nhiều tỉnh, thành. Theo tài liệu mà chúng tôi có được, Viết nghi vấn có tham gia hoạt động cờ bạc. Cách đây khoảng 10 ngày, anh ta mới từ miền Nam trở ra Thái Bình.
Theo thông tin chúng tôi thu thập được, Gia đình của Đặng Ngọc Viết có hơn 180m2 đất trong diện giải tỏa, đền bù, được quy ra tiền hỗ trợ là hơn 500 triệu đồng. Số tiền hỗ trợ này đã được UBND TP Thái Bình phê duyệt. Đến tháng 4/2013, Trung tâm Phát triển quỹ đất của UBND TP đã phối hợp với UBND phường Kỳ Bá đã đền bù cho gia đình Đặng Ngọc Viết hơn 504 triệu đồng. Trong khu đất của gia đình Viết, ngoài diện tích trong diện giải tỏa, đền bù, còn lại một mảnh đất có diện tích 34,5m2. Tuy nhiên, các kích thước của mảnh đất này không đủ điều kiện để xây nhà ở nên thuộc diện tái định cư. Theo các điều khoản của Quyết định số 16 của UBND TP Thái Bình thì diện tích đất còn lại của nhà Viết được đền bù số tiền gần 56 triệu đồng. Nếu nhận đất tái định cư, thì trừ đi khoản tiền này, Viết phải nộp thêm một khoản theo quy định của giá đất tái định cư. Đến ngày 2/5, Viết đã làm đơn đề nghị không nhận đất tái định cư mà nhận tiền đền bù. Khi các cán bộ của trung tâm đang lập phương án trả tiền cho gia đình Viết thì anh ta lại làm đơn xin rút lại đơn đòi nhận tiền đền bù cũ để nhận đất tái định cư. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, một lần nữa, Viết lại quay lại đòi theo phương án nhận tiền. Vụ việc chưa được giải quyết xong thì đã xảy ra vụ án đau lòng. Nhìn nhận vụ việc này, chúng tôi nghĩ rằng, tất cả đều phải tuân theo các quy định chung của Nhà nước và pháp luật. Không thể một mình một đòi hỏi, một sở thích.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, trước khi bất ngờ nã súng vào 5 cán bộ của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình, đối tượng Đặng Ngọc Viết chỉ mới xuất hiện ở thành phố khoảng 10 ngày. Sáng 11/9, khi ngồi uống cafe với một vài người bạn, Viết có "tâm sự" là rất đang bức xúc vì chuyện đất đai của gia đình mình. Mặc dù chủ sở hữu mảnh đất đó là người bố đang ốm đau liệt giường chứ không phải là hắn... Nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng, Đặng Ngọc Viết sẵn sàng vào nơi công quyền, bất chấp luật pháp, liên tiếp nã 5 phát đạn hòng cướp đi sinh mạng của 5 người. Đặng Ngọc Viết đã từng làm nhân viên cho một công ty vệ sỹ để kiếm kế sinh nhai, tuy nhiên, với bản chất ham chơi bời, lười lao động, cuộc đời người đàn ông 42 tuổi dần đi đến ngõ cụt, không lối thoát.
Vụ việc đã được các nhà Rân chủ và báo đài như RFA BBC RFI ... đưa lên một tầm cao mới như :
Trước khi nổ ra cơn “cùng tất biến” của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, các cơ quan chính quyền luôn giao đãi bằng khẩu ngữ “là bạn của dân” đã có quá đủ thời gian để rút ra một bài học đắt đỏ từ câu chuyện Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, nơi mà một con người được xem là viết hoa như Đoàn Văn Vươn cùng gia đình đã làm nên dấu ấn phản kháng đầu tiên bằng vũ khí sát thương đối với lực lượng công vụ, cũng liên quan mật thiết đến việc thu hồi đất và bóng dáng của một nhóm lợi ích lẩn khuất phía sau việc cướp đất của nông dân. Chỉ có điều, sự đau đớn của người dân luôn bị nhân gấp đôi: Một do thái độ hành xử vô lối của chính quyền, và tiếp theo là những kẻ được xem là “công bộc”, ngoài thói quen vun vén tài sản trên máu xương đồng bào, đã không tích góp được bất kỳ kinh nghiệm xương máu nào trong cuộc đối mặt và cả đối đầu với dân chúng. Nhìn rộng hơn và trượt qua thời gian từ rất nhiều năm, lịch sử đã nhận ra bài học lớn nhất là một cơ chế độc trị đã không ngộ được bất cứ bài học nào từ lịch sử về việc cai trị các công dân của mình.
BBC thì rất độc :) 'Hành động không nên nhưng tất yếu'? , Ông Viết 'gây án vì bị thách thức'? , 'Khi dân bị dồn vào bước đường cùng' ? , Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình ? Giáo sư tai ương trong bài : Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, là người từng thực hiện điều tra về cuộc biểu tình năm 1997. BBC đã hỏi chuyện ông nhân vụ mới xảy ra ở Thái Bình.
Có bà cụ lại cho rằng giết người là anh hùng chống tham nhũng ?
Lại có cả chuyện lịch sử ? TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ...? KHÔNG ĐÙA ĐÂU ! Nhân vụ nổ súng bắn quan chức Quỹ đất ở Thái Bình, mình lại tìm đọc lịch sử vùng đất mà thuở xa xưa, chàng An Tiêm đi mở cõi, ông Nguyễn Công Trứ đi mở mang! Từ chiều đến giờ, lúc nào vô mạng, mình lại tìm đọc "truyền thống đấu tranh của nông dân Thái Bình (NDTB)". Thực sự là NDTB có tuyền thống đấu tranh bất khuất chống bất công và bạo quyền... thật! Nếu mà đọc cho hết lịch sử ... nông dân Thái Binh, chắc phải cả tuần. Mình chỉ đọc sơ sơ những "vụ điển hình" thôi. Bắt đầu từ thế kỷ 18, Ông Hoàng Công Chất (31/1/1706–21/3/1769), đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình chống lại triều đình Lê – Trịnh trong suốt 30 năm (1739-1769) rồi. Sau đó là cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Phan Bá Vành chống triều đình nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19 (1811-1827). Thời kỳ... "dưới sự lãnh đạo của Đảng..." thì có nông dân Tiền Hải "chia lửa" với "Xô-viết Nghệ Tĩnh" năm 1930. Đến năm 1944-1945, truyền thống vẫn còn nhưng thiên tai (lụt lội) địch họa (phát xít Nhật, chính sách thực dân) làm kiệt quệ sức lực nông dân Thái Bình, gọi là vụ đói năm Ất Dậu. Sau này con cháu nông dân Thái Bình tự trào và tự hào là nơi phát minh ra... "Nhà máy Cháo". Những năm chống Mỹ, nông dân Thái Bình lại đóng góp lúa gạo cho tiền tuyến nhiều nhất. Thế mới có bài hát với câu mở đầu: "Cô Ba dũng sỹ quê ở Trà Vinh/ Chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình/ Hai chị em chung hai trận tuyến/ Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang..." Thực ra hồi đó cũng đã có tình trạng cán bộ chính quyền tham nhũng rồi. Nhưng dân Thái Bình "ưu tiên kháng chiến" mà bỏ qua. Trong dân gian vẫn có ca dao: "Mỗi người làm việc bằng hai/ Để cho chủ nghiệm mua đài mua xe...". Đến hồi "thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội" thì nông dân Thái Bình lại đói cơm đói nhiều thứ mà bức xúc với tham nhũng của cán bộ khắp nơi. "Càng đổi mới càng ấm no" thì nông dân Thái Bình lại càng nhận ra chân những địa chủ cường hào mới ăn chặn của nông dân kinh khủng. Cứ âm ỉ âm thầm mãi thì đến năm 1997 lại bùng nổ. Báo chí thời này im re (Mạng mẽo, internet thì mãi đến tháng 11/1997, mới "khởi động"). Cao điểm có lúc đến 5/7 huyện, "dưới sự lãnh đạo của đảng viên... hưu trí", "nông dân vùng lên chiếm trụ sở chính quyền huyện xã". Mà ban đầu nông dân Thái Bình cũng "tuần hành ôn hòa". Họ toàn dương cao khẩu hiệu "Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm", "Kiên quyết chống tham nhũng",... Nhưng sau đó máu lại đổ... "Thủ lĩnh Vùng Mỏ một thời, lúc đó làm "chủ tịch Ủy ban... Mặt trận Hòa giải" phải đích thân về "nằm vùng" mấy tháng lền để "tháo ngòi nổ" phong trào. Nếu không nó lan rộng ra cả nước thì có khi, "cách mạng Mùa Thu" lần 2, mang sắc thái.. "hoa nhài" xảy ra trước cả Mùa Xuân Ả-rập hơn một thập niên ! ... Tất cả các phong trào đấu tranh của nông dân Thái Bình đều bắt nguồn từ sưu cao thuế nặng, chiếm hữu đất đai và ngồi mát ăn bát vàng của các quan chức chính quyền,... bất kể từ thời Le - Trịnh, thời Minh Mạng hay... "thời đại Hồ Chí Minh". Phương cách phản ứng bạo lực như anh Đặng Ngọc Viết là phạm luật. Nhưng rõ ràng ngoài lý do bế tắc trong đấu tranh, đương sự đã chứng kiến cách giải quyết vụ Đầm Cống Rộc, Tiên Lãng và "phong trào nông dân" 1997 đã ảnh hưởng đến quyết định hành động của mình. Khi một người nông dân đã âm thầm chuẩn bị và làm lễ truy điệu sống cho chính mình, thì lkhông còn là chuyện bột phát thiếu suy nghĩ nữa. Đó là "bước đường cùng" và quyết tâm "quyết tử" với... chính quyền cơ sở rồi. Nếu chính quyền (từ cơ sở đến trung ương) không thay đổi chính sách và giải quyết tận gốc rễ vấn đề sở hữu đất đai và "ruộng đất cho dân cày" mà chiếm đoạt nhân danh "sở hữu toàn dân" thì không chỉ một cá nhân Đặng Ngọc Viết mà sẽ là "phong trào" lan rộng toàn quốc như truyền thống lịch sử nông dân Thái Bình năm xưa đó! .... — cùng Nguyen Trong Tao và 18 người khác ở TP Thái Bình.
Qua các thông tin trên thì mỗi người có một suy nghĩ nhưng qua các bài báo của bọn nước ngoài và bọn rân chủ thì chỉ có một :
Chống đối và giết người là anh hùng pháp luật là cuộn giấy vệ sinh, dù sai hoàn toàn vẫn là anh hùng, Chính quyền luôn sai ?, sử dụng bạo lực là cần thiết ?, hô hào làm loạn ? hô hào tổ chức ăn cướp như 1997 , rân chủ và báo bắp cải sẽ quay ra chửi chính quyền :)
Nỗi đau của gia đình người bị chết :
Chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân Vũ Ngọc Dũng
Người thân của gia đình và bà con khu phố Hoàng Hoa Thám, TP Thái Bình vẫn chưa hết bàng hoàng khi phải chứng kiến cái chết tức tưởi, oan nghiệt của ông Vũ Ngọc Dũng, 52 tuổi - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố.
Cách đó chừng 2km, tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá là một đám tang khác, chỉ có điều đó là một kết cục bi kịch cho kẻ sát nhân máu lạnh sau khi bắn chết ông Dũng và bắn bị thương 3 đồng nghiệp của ông. Câu chuyện về vụ thảm sát đã trở thành tâm điểm dư luận, gây nên sự căm phẫn xen lẫn sự hoang mang về mức độ tàn độc của hung thủ...
Trưa 12/9, khi các cơ quan, đoàn thể và bà con khu phố đến viếng ông Vũ Ngọc Dũng, chia sẻ với nỗi đau mất mát với gia quyến, thì lọt thỏm trong góc nhà, một người đàn bà tiều tụy khóc nấc không thành tiếng. Đó là bà Đàm Thị Thúy, người vợ hiền, đảm đang của ông Dũng. Trong nỗi đau đớn tột cùng, bà Thúy nói giọng ngắt quãng, rằng bà và các con không thể tin chồng, cha mình đã chết, mong sao đó chỉ là một cơn ác mộng sẽ nhanh chóng qua đi. Một số bà con cùng dãy phố cho biết, vợ chồng ông Dũng sống giản dị, hòa nhã với hàng xóm nên được mọi người yêu quý... Ai cũng cảm thấy sốc trước sự ra đi đột ngột của ông... Giờ này, những đồng nghiệp bị mưu sát cùng ông là: Nguyễn Thanh Dương, Bùi Đức Xuân, Vũ Công Cương vẫn đang phải điều trị trong bệnh viện. Người may mắn thoát khỏi họng súng của kẻ thủ ác là chị Phạm Thị Lan Anh vẫn chưa qua cơn hoảng loạn...
Hiện thời đang Làm rõ động cơ gây án, nguồn gốc khẩu súng gây án