on Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013
Hai nữ sinh bịa chuyện công an dàn cảnh cướp giật 
Là bị hại trong vụ cướp giật tài sản, 2 nạn nhân tung tin trên mạng xã hội của mình xuyên tạc sự thật, cho rằng, vụ việc là do công an dàn dựng.
Trước những nội dung xuyên tạc trên, Công an TP Vinh đã phải vào cuộc, đấu tranh làm rõ. Qua đấu tranh, lời khai cũng như đơn trình bày của cả hai bị hại đều thừa nhận những thông tin trên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật.
Phạm Thị Kim Chi và Trần Thị Hoài Tô.
Khoảng 12h30 ngày 31/7, Phạm Thị Kim Chi (22 tuổi) trú tại xóm 4, xã Nghi Phú và Trần Thị Hoài Tô (22 tuổi), sinh viên Trường Đại học Vinh, trú tại xóm 8, xã Nghi Phú (TP Vinh) đi xe máy từ xã Hưng Đông về xã Nghi Phú.
Khi đến đoạn đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc xã Hưng Đông thì Phạm Thị Kim Chi và Trần Thị Hoài Tô bị 2 đối tượng nam thanh niên sử dụng xe máy đi cùng chiều áp sát và cướp giật 1 túi xách. Ngay lúc đó, quần chúng nhân dân hô hoán, bắt giữ 2 đối tượng cướp giật tài sản trên, chuyển giao cho Công an xã Hưng Đông, sau đó 2 đối tượng cướp giật tài sản và tang vật được Công an xã Hưng Đông chuyển giao cho Công an TP Vinh xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại cơ quan Công an, hai đối tượng cướp giật khai tên là Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Thế Anh, đều sinh năm 1996, trú tại phường Lê Lợi, TP Vinh. Điều đáng phê phán ở đây là sau khi vụ cướp giật xảy ra, Công an TP Vinh đang tiến hành đấu tranh, điều tra làm rõ hành vi phạm tội của 2 đối tượng trên thì lực lượng chức năng phát hiện trên facebook cá nhân của Trần Thị Hoài Tô (bị hại trong vụ cướp) đã viết bài xuyên tạc sai sự thật với nội dung: “Công an bố trí người tông xe, cướp tài sản…”. Tức là họ cho rằng, vụ cướp giật xảy ra đối với Phạm Thị Kim Chi và Trần Thị Hoài Tô là do công an dàn dựng.
Trước những nội dung xuyên tạc sự thật gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự trên, ngày 20/8, Công an TP Vinh đã triệu tập Phạm Thị Kim Chi và Trần Thị Hoài Tô đến cơ quan điều tra để làm rõ.
Tại Công an TP Vinh, qua đấu tranh, Trần Thị Hoài Tô và Phạm Thị Kim Chi khai rằng, sau khi xảy ra vụ cướp giật tài sản trên, hai nhân vật này về trao đổi với người thân và một số bạn bè nhưng không rõ ai đã viết và đăng tải nội dung sai sự thật này trên trang mạng xã hội, còn ai viết thì Tô và Chi hoàn toàn không biết!? Ngày 9/9, khi đề cập đến nội dung vụ cướp giật tài sản và những thông tin đăng tải sai sự thật trên, thượng tá Mai Chiến Thắng - Phó Trưởng Công an TP Vinh cho rằng: “Làm sao có chuyện công an dàn dựng việc tông xe để cướp tài sản.
Bởi sau khi vụ án xảy ra, cơ quan CSĐT Công an TP Vinh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Thế Anh về tội danh cướp giật tài sản để điều tra làm rõ và sớm đề nghị đưa ra truy tố trước pháp luật”.
Thêm một lần nữa để chứng minh về những nội dung xuyên tạc sai sự thật trên, Công an TP Vinh cho Phạm Thị Kim Chi và Trần Thị Hoài Tô gặp và trực tiếp đối chất với hai đối tượng cướp giật tài sản của mình, đó là các bị can Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Thế Anh. Sau lần đối chất này, lời khai cũng như đơn trình bày của Phạm Thị Kim Chi và Trần Thị Hoài Tô đã thừa nhận việc mình bị cướp giật là hoàn toàn có thật; còn những thông tin đăng tải trên các mạng thông tin xã hội cho rằng, việc xảy ra vụ cướp giật tài sản trên do công an dàn dựng là hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật.
Được biết, Trần Thị Hoài Tô hiện là sinh viên ngành Xã hội học, Trường Đại học Vinh. Sau vụ việc trên, lực lượng Công an đã trực tiếp làm việc với Ban Giám hiệu nhà trường để có biện pháp quản lý, giáo dục đối với những sinh viên có những tư tưởng, động thái thiếu tích cực, thiếu tôn trọng sự thật tương tự như trường hợp của Trần Thị Hoài Tô.
Dư luận cho rằng, cơ quan điều tra cần phải làm rõ, xử lý nghiêm những kẻ đã xuyên tạc sai sự thật, cần thiết khởi tố về tội vu khống để điều tra làm rõ, đề nghị đưa ra truy tố trước pháp luật nhằm răn đe những đối tượng khác.
Tên giết người được xưng tụng là anh hùng ?
Bộ Công an cho biết vào 13g55 ngày 11-9, Đặng Ngọc Viết (42 tuổi, trú tại phường Kỳ Bá, TP Thái Bình), đến Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình dùng súng (dạng súng col quay của Trung Quốc, bắn đạn chì) bắn bị thương bốn người gồm ông Vũ Ngọc Dũng - phó giám đốc trung tâm; các ông Nguyễn Thành Dương, Vũ Công Cương và Bùi Đức Xuân đều là cán bộ trung tâm. Sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu, lúc 20g cùng ngày ông Dũng đã chết. Sau khi gây án, Đặng Ngọc Viết đã bỏ trốn, đến khoảng 19g cùng ngày phát hiện Viết dùng súng tự sát tại chùa Đông Sơn, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, Thái Bình.
Nguyên nhân ?
Người thân của Viết cho biết tất cả đều xuất phát từ việc đền bù giải phóng mặt bằng. Theo đó, căn nhà nơi Viết đang ở có diện tích khoảng 200m2, được đền bù khoảng 500 triệu đồng, hoặc nếu chuyển sang nhà tái định cư thì phải bù thêm tiền. Ban đầu Viết quyết định lấy tiền đền bù, nhưng phía dự án không trả một lần mà chia ra làm ba đợt. Nay thì Viết đã nhận đủ tiền nhưng lại muốn chuyển sang hình thức nhận đất ở khu tái định cư và trả lại tiền mặt đã nhận nhưng không được phía dự án chấp thuận. Người nhà cho biết Viết đã làm đơn kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Có thể vì thế mà xảy ra mâu thuẫn với lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, rồi dẫn đến cơ sự chiều 11-9.
Bộ Công an cho biết qua điều tra, bước đầu được biết tháng 5-2013 UBND TP Thái Bình triển khai khu dân cư tái định cư và công trình công cộng tại phường Kỳ Bá, đã thu hồi 181,6m2 đất của gia đình Đặng Ngọc Viết, Trung tâm Phát triển quỹ đất đang lập phương án trình UBND TP phê duyệt. Trong quá trình lên phương án bồi thường, gia đình của Viết không thống nhất phương án bồi thường, do đó Trung tâm Phát triển quỹ đất đang lập phương án trình UBND TP phê duyệt. Sau đó đã xảy ra sự việc trên.
Đặng Ngọc Viết có vợ đang lao động xuất khẩu tại Liên bang Nga. Hai vợ chồng đã ly dị. Viết cũng từng lao động tại Liên bang Nga một thời gian, sau đó về Việt Nam, đi làm ăn tại nhiều tỉnh, thành. Theo tài liệu mà chúng tôi có được, Viết nghi vấn có tham gia hoạt động cờ bạc. Cách đây khoảng 10 ngày, anh ta mới từ miền Nam trở ra Thái Bình.
Theo thông tin chúng tôi thu thập được, Gia đình của Đặng Ngọc Viết có hơn 180m2 đất trong diện giải tỏa, đền bù, được quy ra tiền hỗ trợ là hơn 500 triệu đồng. Số tiền hỗ trợ này đã được UBND TP Thái Bình phê duyệt. Đến tháng 4/2013, Trung tâm Phát triển quỹ đất của UBND TP đã phối hợp với UBND phường Kỳ Bá đã đền bù cho gia đình Đặng Ngọc Viết hơn 504 triệu đồng. Trong khu đất của gia đình Viết, ngoài diện tích trong diện giải tỏa, đền bù, còn lại một mảnh đất có diện tích 34,5m2. Tuy nhiên, các kích thước của mảnh đất này không đủ điều kiện để xây nhà ở nên thuộc diện tái định cư. Theo các điều khoản của Quyết định số 16 của UBND TP Thái Bình thì diện tích đất còn lại của nhà Viết được đền bù số tiền gần 56 triệu đồng. Nếu nhận đất tái định cư, thì trừ đi khoản tiền này, Viết phải nộp thêm một khoản theo quy định của giá đất tái định cư. Đến ngày 2/5, Viết đã làm đơn đề nghị không nhận đất tái định cư mà nhận tiền đền bù. Khi các cán bộ của trung tâm đang lập phương án trả tiền cho gia đình Viết thì anh ta lại làm đơn xin rút lại đơn đòi nhận tiền đền bù cũ để nhận đất tái định cư. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, một lần nữa, Viết lại quay lại đòi theo phương án nhận tiền. Vụ việc chưa được giải quyết xong thì đã xảy ra vụ án đau lòng. Nhìn nhận vụ việc này, chúng tôi nghĩ rằng, tất cả đều phải tuân theo các quy định chung của Nhà nước và pháp luật. Không thể một mình một đòi hỏi, một sở thích.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, trước khi bất ngờ nã súng vào 5 cán bộ của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình, đối tượng Đặng Ngọc Viết chỉ mới xuất hiện ở thành phố khoảng 10 ngày. Sáng 11/9, khi ngồi uống cafe với một vài người bạn, Viết có "tâm sự" là rất đang bức xúc vì chuyện đất đai của gia đình mình. Mặc dù chủ sở hữu mảnh đất đó là người bố đang ốm đau liệt giường chứ không phải là hắn... Nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng, Đặng Ngọc Viết sẵn sàng vào nơi công quyền, bất chấp luật pháp, liên tiếp nã 5 phát đạn hòng cướp đi sinh mạng của 5 người. Đặng Ngọc Viết đã từng làm nhân viên cho một công ty vệ sỹ để kiếm kế sinh nhai, tuy nhiên, với bản chất ham chơi bời, lười lao động, cuộc đời người đàn ông 42 tuổi dần đi đến ngõ cụt, không lối thoát.
Vụ việc đã được các nhà Rân chủ và báo đài như RFA BBC RFI ... đưa lên một tầm cao mới như :
Trước khi nổ ra cơn “cùng tất biến” của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, các cơ quan chính quyền luôn giao đãi bằng khẩu ngữ “là bạn của dân” đã có quá đủ thời gian để rút ra một bài học đắt đỏ từ câu chuyện Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, nơi mà một con người được xem là viết hoa như Đoàn Văn Vươn cùng gia đình đã làm nên dấu ấn phản kháng đầu tiên bằng vũ khí sát thương đối với lực lượng công vụ, cũng liên quan mật thiết đến việc thu hồi đất và bóng dáng của một nhóm lợi ích lẩn khuất phía sau việc cướp đất của nông dân. Chỉ có điều, sự đau đớn của người dân luôn bị nhân gấp đôi: Một do thái độ hành xử vô lối của chính quyền, và tiếp theo là những kẻ được xem là “công bộc”, ngoài thói quen vun vén tài sản trên máu xương đồng bào, đã không tích góp được bất kỳ kinh nghiệm xương máu nào trong cuộc đối mặt và cả đối đầu với dân chúng. Nhìn rộng hơn và trượt qua thời gian từ rất nhiều năm, lịch sử đã nhận ra bài học lớn nhất là một cơ chế độc trị đã không ngộ được bất cứ bài học nào từ lịch sử về việc cai trị các công dân của mình.
BBC thì rất độc :) 'Hành động không nên nhưng tất yếu'? , Ông Viết 'gây án vì bị thách thức'? , 'Khi dân bị dồn vào bước đường cùng' ? , Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình ? Giáo sư tai ương trong bài : Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, là người từng thực hiện điều tra về cuộc biểu tình năm 1997. BBC đã hỏi chuyện ông nhân vụ mới xảy ra ở Thái Bình.
Có bà cụ lại cho rằng giết người là anh hùng chống tham nhũng ?
Lại có cả chuyện lịch sử ? TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ...? KHÔNG ĐÙA ĐÂU ! Nhân vụ nổ súng bắn quan chức Quỹ đất ở Thái Bình, mình lại tìm đọc lịch sử vùng đất mà thuở xa xưa, chàng An Tiêm đi mở cõi, ông Nguyễn Công Trứ đi mở mang! Từ chiều đến giờ, lúc nào vô mạng, mình lại tìm đọc "truyền thống đấu tranh của nông dân Thái Bình (NDTB)". Thực sự là NDTB có tuyền thống đấu tranh bất khuất chống bất công và bạo quyền... thật! Nếu mà đọc cho hết lịch sử ... nông dân Thái Binh, chắc phải cả tuần. Mình chỉ đọc sơ sơ những "vụ điển hình" thôi. Bắt đầu từ thế kỷ 18, Ông Hoàng Công Chất (31/1/1706–21/3/1769), đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình chống lại triều đình Lê – Trịnh trong suốt 30 năm (1739-1769) rồi. Sau đó là cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Phan Bá Vành chống triều đình nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19 (1811-1827). Thời kỳ... "dưới sự lãnh đạo của Đảng..." thì có nông dân Tiền Hải "chia lửa" với "Xô-viết Nghệ Tĩnh" năm 1930. Đến năm 1944-1945, truyền thống vẫn còn nhưng thiên tai (lụt lội) địch họa (phát xít Nhật, chính sách thực dân) làm kiệt quệ sức lực nông dân Thái Bình, gọi là vụ đói năm Ất Dậu. Sau này con cháu nông dân Thái Bình tự trào và tự hào là nơi phát minh ra... "Nhà máy Cháo". Những năm chống Mỹ, nông dân Thái Bình lại đóng góp lúa gạo cho tiền tuyến nhiều nhất. Thế mới có bài hát với câu mở đầu: "Cô Ba dũng sỹ quê ở Trà Vinh/ Chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình/ Hai chị em chung hai trận tuyến/ Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang..." Thực ra hồi đó cũng đã có tình trạng cán bộ chính quyền tham nhũng rồi. Nhưng dân Thái Bình "ưu tiên kháng chiến" mà bỏ qua. Trong dân gian vẫn có ca dao: "Mỗi người làm việc bằng hai/ Để cho chủ nghiệm mua đài mua xe...". Đến hồi "thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội" thì nông dân Thái Bình lại đói cơm đói nhiều thứ mà bức xúc với tham nhũng của cán bộ khắp nơi. "Càng đổi mới càng ấm no" thì nông dân Thái Bình lại càng nhận ra chân những địa chủ cường hào mới ăn chặn của nông dân kinh khủng. Cứ âm ỉ âm thầm mãi thì đến năm 1997 lại bùng nổ. Báo chí thời này im re (Mạng mẽo, internet thì mãi đến tháng 11/1997, mới "khởi động"). Cao điểm có lúc đến 5/7 huyện, "dưới sự lãnh đạo của đảng viên... hưu trí", "nông dân vùng lên chiếm trụ sở chính quyền huyện xã". Mà ban đầu nông dân Thái Bình cũng "tuần hành ôn hòa". Họ toàn dương cao khẩu hiệu "Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm", "Kiên quyết chống tham nhũng",... Nhưng sau đó máu lại đổ... "Thủ lĩnh Vùng Mỏ một thời, lúc đó làm "chủ tịch Ủy ban... Mặt trận Hòa giải" phải đích thân về "nằm vùng" mấy tháng lền để "tháo ngòi nổ" phong trào. Nếu không nó lan rộng ra cả nước thì có khi, "cách mạng Mùa Thu" lần 2, mang sắc thái.. "hoa nhài" xảy ra trước cả Mùa Xuân Ả-rập hơn một thập niên ! ... Tất cả các phong trào đấu tranh của nông dân Thái Bình đều bắt nguồn từ sưu cao thuế nặng, chiếm hữu đất đai và ngồi mát ăn bát vàng của các quan chức chính quyền,... bất kể từ thời Le - Trịnh, thời Minh Mạng hay... "thời đại Hồ Chí Minh". Phương cách phản ứng bạo lực như anh Đặng Ngọc Viết là phạm luật. Nhưng rõ ràng ngoài lý do bế tắc trong đấu tranh, đương sự đã chứng kiến cách giải quyết vụ Đầm Cống Rộc, Tiên Lãng và "phong trào nông dân" 1997 đã ảnh hưởng đến quyết định hành động của mình. Khi một người nông dân đã âm thầm chuẩn bị và làm lễ truy điệu sống cho chính mình, thì lkhông còn là chuyện bột phát thiếu suy nghĩ nữa. Đó là "bước đường cùng" và quyết tâm "quyết tử" với... chính quyền cơ sở rồi. Nếu chính quyền (từ cơ sở đến trung ương) không thay đổi chính sách và giải quyết tận gốc rễ vấn đề sở hữu đất đai và "ruộng đất cho dân cày" mà chiếm đoạt nhân danh "sở hữu toàn dân" thì không chỉ một cá nhân Đặng Ngọc Viết mà sẽ là "phong trào" lan rộng toàn quốc như truyền thống lịch sử nông dân Thái Bình năm xưa đó! .... — cùng Nguyen Trong Tao và 18 người khác ở TP Thái Bình.
Qua các thông tin trên thì mỗi người có một suy nghĩ nhưng qua các bài báo của bọn nước ngoài và bọn rân chủ thì chỉ có một :
Chống đối và giết người là anh hùng pháp luật là cuộn giấy vệ sinh, dù sai hoàn toàn vẫn là anh hùng, Chính quyền luôn sai ?, sử dụng bạo lực là cần thiết ?, hô hào làm loạn ? hô hào tổ chức ăn cướp như 1997 , rân chủ và báo bắp cải sẽ quay ra chửi chính quyền :)
Nỗi đau của gia đình người bị chết :
Chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân Vũ Ngọc Dũng
Người thân của gia đình và bà con khu phố Hoàng Hoa Thám, TP Thái Bình vẫn chưa hết bàng hoàng khi phải chứng kiến cái chết tức tưởi, oan nghiệt của ông Vũ Ngọc Dũng, 52 tuổi - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố.
Cách đó chừng 2km, tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá là một đám tang khác, chỉ có điều đó là một kết cục bi kịch cho kẻ sát nhân máu lạnh sau khi bắn chết ông Dũng và bắn bị thương 3 đồng nghiệp của ông. Câu chuyện về vụ thảm sát đã trở thành tâm điểm dư luận, gây nên sự căm phẫn xen lẫn sự hoang mang về mức độ tàn độc của hung thủ...
Trưa 12/9, khi các cơ quan, đoàn thể và bà con khu phố đến viếng ông Vũ Ngọc Dũng, chia sẻ với nỗi đau mất mát với gia quyến, thì lọt thỏm trong góc nhà, một người đàn bà tiều tụy khóc nấc không thành tiếng. Đó là bà Đàm Thị Thúy, người vợ hiền, đảm đang của ông Dũng. Trong nỗi đau đớn tột cùng, bà Thúy nói giọng ngắt quãng, rằng bà và các con không thể tin chồng, cha mình đã chết, mong sao đó chỉ là một cơn ác mộng sẽ nhanh chóng qua đi. Một số bà con cùng dãy phố cho biết, vợ chồng ông Dũng sống giản dị, hòa nhã với hàng xóm nên được mọi người yêu quý... Ai cũng cảm thấy sốc trước sự ra đi đột ngột của ông... Giờ này, những đồng nghiệp bị mưu sát cùng ông là: Nguyễn Thanh Dương, Bùi Đức Xuân, Vũ Công Cương vẫn đang phải điều trị trong bệnh viện. Người may mắn thoát khỏi họng súng của kẻ thủ ác là chị Phạm Thị Lan Anh vẫn chưa qua cơn hoảng loạn...
Hiện thời đang Làm rõ động cơ gây án, nguồn gốc khẩu súng gây án
on Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013
Lại diễn trò vu khống, kích động (07/09/2013 12:10 PM)
Liên quan đến vụ việc hàng trăm giáo dân giáo xứ Mỹ Yên kéo đến trụ sở UBND xã Nghi Phương (Nghi Lộc) bao vây, uy hiếp, dùng đá, gậy gộc, hung khí các loại tấn công cán bộ và người dân đang có mặt tại trụ sở xã khiến hàng chục người bị thương, diễn ra vào ngày 4/9/2013 mà Báo Nghệ An đã phản ánh trong các ngày qua, ngày 5 tháng 9 năm 2013, trên trang thông tin Giáo phận Vinh đã đăng cái gọi là “Thông cáo” của Tòa giám mục Xã Đoài (Giáo phận Vinh) có nội dung:  “Chính quyền Nghệ An đã tổ chức hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ và “côn đồ”, với các loại vũ khí và chó nghiệp vụ, gây hỗn loạn và đánh đập  dã man bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên khi họ tập trung ôn hòa trước cổng UBND xã Nghi Phương để nhận lại người thân là ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải. Hai giáo dân này đã bị Công an Nghệ An bắt cóc và giam giữ  từ ngày 27/6/2013. Đây được coi là hành vi cố tình che đậy việc bắt người sai pháp luật, trái đạo đức của Công an Nghệ An trong vụ việc đáng tiếc đã xảy ra trên đường đến Trại Gáo ngày 22/5/2013, đồng thời phủ nhận cam kết thả người của chính quyền các cấp ký ngày 3/9/2013”. Thông cáo này còn cố tình nhấn mạnh “Sự việc trở nên nghiêm trọng hơn khi các lực lượng công quyền tràn vào nhà dân, đập vỡ tượng thánh trên bàn thờ, phá phách bàn thờ tổ tiên, hành hung và bắt người vô tội”.
“Thông cáo” của Tòa Giám mục Xã Đoài trên trang thông tin Giáo phận Vinh
Là những người trực tiếp có mặt, chứng kiến toàn bộ diễn biến sự việc, chúng tôi khẳng định đây là những thông tin xuyên tạc, vu khống trắng trợn, bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận, thậm chí còn đánh lừa cả những giáo dân khiến họ có những hành vi quá khích đã gây ra vụ hỗn loạn chiều 4/9/2013. Vì thế những người dân lương thiện đã bị sai khiến trở thành người vi phạm pháp luật.
Thứ nhất, Tòa Giám mục đã không đưa ra được bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh chính quyền đã tổ chức “côn đồ” ... đánh đập  dã man bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên khi họ tập trung ôn hòa trước cổng UBND xã Nghi Phương. Ngay cả trên các trang thông tin Giáo phận Vinh và một số trang mạng phản động đăng những thông tin vu khống cũng không đưa lên được những hình ảnh để khẳng định về cái mà họ gọi là “côn đồ”, đánh đập dã man. Mà chỉ thấy những hình ảnh phản cảm của một số giáo dân quá khích hò hét, ném đá, bao vây trụ sở chính quyền, tràn ra đường tỉnh lộ 34, gây ách tắc giao thông... và những băng rôn, khẩu hiệu với những nội dung kích động, chống đối...
Sự thật là: Vào 8 giờ 30 phút sáng ngày 03/9/2013, hàng trăm giáo dân đã kéo đến trụ sở UBND xã Nghi Phương (Nghi Lộc) đe dọa, phong tỏa trụ sở làm việc và giữ trái pháp luật 6 cán bộ chính quyền huyện và xã và uy hiếp, dùng vũ lực ép Chủ tịch UBND xã Nghi Phương và các cán bộ phải ký tên vào cái gọi là “bản cam kết” đề nghị Công an tỉnh Nghệ An thả hai đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải. (đây là hai đối tượng đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng, quy định tại Điều 245 Bộ Luật hình sự). Việc bắt hai đối tượng này “thông cáo” của Tòa Giám mục đã bịa đặt là “bị bắt cóc”.
Thực tế, việc tiến hành bắt 2 bị can này được diễn ra công khai, đúng quy trình, quy định của Điều 80 Bộ Luật Tố tụng hình sự. Tại cơ quan điều tra, chính bản thân đối tượng bị bắt cũng đã thành khẩn nhận tội. Như vậy, không thể gọi là “bắt cóc”, “bắt người sai pháp luật”, “trái đạo đức” như “thông cáo” đã vu khống một cách trắng trợn cho Công an Nghệ An.
Còn cái gọi là “cam kết thả người” của ông chủ tịch xã bị đánh đập, uy hiếp,  rồi ép buộc ký vào ngày 3/9/2013 không thể xem là “cam kết thả người của chính quyền các cấp”! Trong việc bắt giữ các bị can liên quan đến sự kiện ngày 22/5/2013, chính quyền xã Nghi Phương không đủ thẩm quyền để quyết định việc bắt hay thả, mà việc này là do Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An quyết định. Do đó, không thể có chuyện người dân đến “trước cổng UBND xã Nghi Phương để nhận lại người thân là ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải” như  “Thông cáo” của Tòa Giám mục Xã Đoài đã “dụ” một số giáo dân nhẹ dạ.
Hơn nữa, chẳng lẽ chỉ đến để “nhận lại hai người thân” mà cần phải rung chuông huy động hàng trăm người, mang theo hung khí như vậy ? Đã rõ, việc đòi thả 2 người chỉ là cái cớ của kẻ đang có âm mưu gây bất ổn, chia rẽ mối đoàn kết lương – giáo, rồi đổ lỗi, vu khống cho chính quyền.
Sự việc hỗn loạn này xảy ra ngay trước cổng trụ sở UBND xã Nghi Phương và trên tỉnh lộ 34, vậy mà “thông cáo” lại “lôi tuột” các “lực lượng công quyền vào nhà dân, đập vỡ tượng thánh trên bàn thờ, phá phách bàn thờ tổ tiên, hành hung và bắt người vô tội”. Sự thật là, chúng tôi thấy và đủ bằng chứng khẳng định, một số đối tượng quá khích đã lấy gạch đá (được tập kết từ trước) ở một số nhà gần đó tấn công lực lượng chức năng. Và trong suốt thời gian xẩy ra hỗn loạn, những ngôi nhà này chứa chặt những người quá khích, không kiểm soát được hành vi của mình.
Thứ hai, “thông cáo” còn lớn tiếng “cực lực lên án chính quyền tỉnh Nghệ An dùng bạo lực đàn áp quần chúng nhân dân”, “không tôn trọng sự thật”, “phủ nhận thiện chí đối thoại của Toà Giám mục Giáo phận Vinh trong việc bênh vực quyền lợi người dân, bảo vệ công lý xã hội”. Nếu chính quyền có ý định đàn áp nhân dân, thì trong thời gian chỉ chưa đầy 1 tuần có đến 3 lần, một số giáo dân quá khích kéo lên UBND xã để gây rối, hành hung, giữ người trái pháp luật, thì liệu những kẻ quá khích ấy có thể ra về bình an bất cứ lúc nào họ muốn được không? Mà ngược lại chính quyền vẫn kiên trì vận động, thuyết phục. Thậm chí, những cán bộ bị giữ trái pháp luật còn phải “chiều” theo yêu sách của một số đối tượng cực đoan, ký vào cái gọi là “bản cam kết thả người” dù họ biết theo quy định của pháp luật thì “bản cam kết” đó là vô giá trị. 
Những hình ảnh trên một số trang thông tin công giáo trái với nội dung của “thông cáo”
Ở đây, ai là người chăm lo, “bênh vực” cho người dân thì đã quá rõ. Khi ngay sau ngày xảy ra sự việc, hàng trăm giáo dân quá khích gây rối, hành hung, khống chế các cán bộ xã, huyện suốt nhiều giờ đồng hồ, chính quyền xã Nghi Phương vẫn tổ chức cuộc họp quân dân chính mở rộng (vào 2 giờ chiều ngày 4/9/2013) để ổn định đời sống sản xuất của người dân và việc quản lý, điều hành ở địa phương. Nhằm tránh những tình huống xấu xảy ra như ngày 3/9/2013, cuộc họp này có sự bảo vệ của các lực lượng chức năng.
Trong khi cuộc họp đang diễn ra, nhiều giáo dân quá khích  kéo về tụ tập trước cổng trụ sở UBND xã, ban đầu họ chửi bới, lăng mạ và la ó nhằm làm gián đoạn cuộc họp. Các lực lượng chức năng đã dùng loa yêu cầu bà con giải tán, không gây mất trật tự. Nhưng, sự việc lại càng như “lửa đổ thêm dầu” khi vào lúc 15giờ 30 phút Giáo xứ Mỹ Yên, Bình Thuận rung chuông nhà thờ, huy động  hàng trăm giáo dân mang hung khí tiếp tục kéo đến vây kín đoạn đường tỉnh lộ 34 trước trụ sở UBND xã Nghi Phương. Nhiều đối tượng quá khích vừa chửi bới vừa dùng gạch, đá ném vào phía cán bộ và người dân ở trong trụ sở. Lực lượng chức năng bảo vệ cuộc họp vẫn kiên trì kêu gọi, thuyết phục bà con không nên manh động, gây rối trật tự và cản trở giao thông.
Tuy nhiên, tình hình càng ngày càng nghiêm trọng khi đám đông quá khích liên tục dùng gạch đá, gậy gộc và các loại hung khí (được chuẩn bị từ trước) tấn công quyết liệt khiến nhiều người bị thương nặng. Trước tình hình căng thẳng trên, lực lượng chức năng buộc phải bắt giữ một số đối tượng hung hãn, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho cán bộ và người dân có mặt tại trụ sở UBND xã Nghi Phương. Nếu lực lượng công an không kịp thời ngăn cản những hành động quá khích này theo đúng thẩm quyền, chức năng thì chưa biết sự việc sẽ đi đến đâu! Khi sự việc xảy ra, nhiều người dân cả lương và giáo lẫn lực lượng chức năng cũng bị thương và đều được lực lượng y tế sơ cứu tại chỗ, những người bị thương nặng được xe cứu thương chuyển đến bệnh viện.
Thử hỏi trong sự việc này ai là người chủ động khơi mào? Ai là người đi gây rối? Ai là người thiếu thiện chí? Chẳng lẽ những kẻ quá khích mang hung khí kéo đến gây rối và làm loạn tại trụ sở chính quyền địa phương lại được coi là “ôn hòa”, có “thiện chí”. Còn những người bảo vệ chính quyền, những người đến dự họp và làm việc tại trụ sở UBND xã Nghi Phương lại tự đi “gây hỗn loạn” ngay chính trung tâm hành chính của xã chăng?
Buổi chiều xảy ra sự việc ngày 4/9/2013, các cấp chính quyền đã yêu cầu Tòa Giám mục Xã Đoài có mặt để phối hợp giải quyết. Thế nhưng, ngoại trừ sự xuất hiện của linh mục phêrô Nguyễn Xuân Quý - quản xứ Xuân Mỹ vào 17h30 cùng ngày, còn người đứng đầu Tòa Giám mục xã Đoài đã không hề xuất hiện tại hiện trường, thì căn cứ vào đâu để “thông cáo” khẳng định là “chính quyền phủ nhận thiện chí đối thoại của Tòa Giám mục Vinh trong việc bênh vực người dân”.
Không những không đứng ra can ngăn những hành động quá khích và vi phạm pháp luật của các giáo dân, chỉ ngay sau 1 ngày xảy ra sự việc, ngày 5/9/2013 Tòa Giám mục lại “sốt sắng” ra cái gọi là “Thông cáo” với nhiều nội dung vu khống và quy chụp, bóp méo sự thật. Sự việc này cho thấy, không ai khác chính người nhân danh Tòa Giám mục Xã Đoài ra cái gọi là “Thông cáo” mới là người “không tôn trọng sự thật”, vi phạm một trong 10 điều răn của Chúa “không được làm chứng dối, che giấu sự gian dối”.
Thứ ba, không dừng lại ở chỗ vu khống, bóp méo sự thật với những lời lẽ cổ súy, thậm chí kích động như: “khẩn thiết kêu gọi mọi tín hữu Giáo phận Vinh và những người yêu chuộng hòa bình hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ đàn áp và lên tiếng bênh vực cho công lý”! mà “Thông cáo” này còn có mưu đồ tạo nên những cuộc hỗn loạn tiếp theo. Nếu thực sự “yêu chuộng hòa bình”, “bảo vệ công lý xã hội”, “bênh vực quyền lợi người dân” thì người ra “thông cáo” này có thể có những lời lẽ theo kiểu “đổ thêm dầu vào lửa” như vậy không?
Với những lời lẽ, việc làm sai trái đó, liệu Tòa Giám mục Xã Đoài đã tuân thủ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bổn phận dẫn dắt giáo dân vào đường hướng “sống tốt đời đẹp đạo”, “kính Chúa yêu Nước” của Giáo hội Công giáo hay chưa, mà còn lớn tiếng “yêu cầu chính quyền các cấp hành xử theo cách của một Nhà nước pháp quyền”?!
Nhóm phóng viên 
Nguồn: Báo Nghệ An (7/9/2013)
Ông Nguyễn Thái Hợp đã làm tròn trách nhiệm và bổn phận? (06/09/2013 10:27 AM)
Sinh ra ở miền quê nghèo, thừa hưởng trọn vẹn những tố chất ham học, thông minh, sáng dạ của người Nghệ, Lại sớm được tiếp cận những kiến thức uyên thâm, bác học từ nền văn hóa phương Tây, Thế nhưng, những đóng góp của ông Nguyễn Thái Hợp cho quê hương, xứ sở lại trái với những gì ông đã tích tụ được.
Là người con Nghệ An

Giám mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp sinh ngày 02/02/1945 tại vùng quê nghèo thuộc Giáo xứ Làng Anh, xã Nghi Phong (Nghi Lộc), đến năm 1954 thì di cư vào sinh sống ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Ông vốn là một người ham học, chịu khó học hành, được đào tạo bài bản ở cả trong nước và nước ngoài.
Nhìn vào chặng đường học hành, phấn đấu của vị Giám mục Giáo phận Vinh có thể thấy rõ điều đó: Từ năm 1965-1972, sau khi gia nhập và khấn dòng Đa Minh Việt Nam, ông theo học Triết và Thần học tại Học viện Đa Minh. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông tốt nghiệp cử nhân Triết học Đông Phương tại Đại học Văn khoa Sài Gòn.  Sau khi được thụ phong Linh mục dòng Đa Minh vào ngày 8/8/1972, ông tiếp tục du học tại Thụy Sỹ, trở thành thành viên Hội Người Việt tại Thụy Sỹ, nhận bằng tiến sỹ Triết học (Đại học Fribourg vào năm 1978), tiếp tục học chính trị kinh doanh tại Zeneve (Thụy Sỹ), sau đó nhận bằng tiến sỹ Thần học (Khoa Thần học ở Sao PaoLo- Brazil). Từ 1996-2003, ông là Giáo sư tại Đại học Thánh Toma, Angelicum, Roma (Italia). Năm 2004, ông là Giám đốc học vụ của tỉnh dòng Đa Minh và thành viên Ủy ban giáo lý Đức Tin.
Năm 2006, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận cho ông về nước và cho nhập hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong khoảng thời gian này, Linh mục Nguyễn Thái Hợp là thành viên của Ủy ban Từ vựng Công giáo, Chủ nhiệm CLB Phao Lô Nguyễn Văn Bình. Ông từng tham gia cộng tác với Viện Tôn giáo, Viện Triết học, Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Linh mục cũng là người tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện thông qua việc lập Nhóm Đức Tin & Văn hóa, phòng khám từ thiện Mai Khôi để hỗ trợ trẻ em khuyết tật và bệnh nhân HIV/AIDS.
Với học vấn uyên thâm, thông thạo 3 ngoại ngữ: Pháp, Thụy Sỹ, La tinh, ngày 13/5/2010 linh mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm và nhà nước Việt Nam chấp thuận làm Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh đóng tại Xã Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc thay thế Đức cha Phao Lô Maria Cao Đình Thuyên xin từ nhiệm. Từ năm 2010 đến nay, ông là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trong bài phát biểu ngày về với Giáo phận Vinh (27/5/2010), ông đã bày tỏ những lời tha thiết với quê hương Nghệ An: “Thay vì đón tiếp một tân Giám mục, Đức Cha, quý cha, quý thầy, quý tu sĩ và anh chị em đang mở rộng vòng tay để đón nhận một người con của xứ Nghệ đã xa quê hương 56 năm, nay được trở về để sống chết nơi miền đất Mẹ. Suốt những năm tháng dài xa quê, mặc dù thể xác phải ở xa quê hương, nhưng tâm hồn tôi vẫn canh cánh nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn”, “có lẽ tôi là một trong những người con xứ Nghệ đã phải đi xa quê hương nhất và nhiều lần đã phải chọn quê người làm quê hương thứ hai của mình. Có những lúc tưởng chừng như không còn cơ hội trở về với quê cha đất tổ. Nào ngờ, bỗng dưng được trở về sống và phục vụ tại quê hương vào giai đoạn cuối cuộc đời. Xin cảm tạ Thiên Chúa, cảm ơn Toà Thánh, cảm ơn Giáo phận cũng như chính quyền đã tạo cơ hội thuận tiện”.  Tân Giám mục khẳng định “theo yêu cầu của Tòa Thánh, tôi chấp nhận về đây như một người con của quê hương trở về nơi cội nguồn của mình, như máu chảy về tim”.  Vị tân Giám mục còn tha thiết kêu gọi “quý Cha, quý thầy, quý tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em cộng tác với tôi để chúng ta có khả năng phục vụ giáo phận cũng như quê hương đất nước nhiều hơn nữa”.
Ông Nguyễn Thái Hợp (người trao mũ) tại lễ tấn phong Giám mục phụ tá Nguyễn Văn Viên
Góp sức gì cho quê hương?
Thế nhưng nhìn vào thực tế, từ khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp về làm “chủ chăn” từ năm 2010 đến nay, Giáo phận Vinh đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật mang tính hệ thống. Điều đó đã ảnh hưởng đến cả giáo hội và chính quyền, gây mất ổn định chính trị, chia rẽ mối đoàn kết lương - giáo. Đó là những vụ việc: Lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai, xây dựng công trình trái pháp luật ở Giáo xứ Ngọc Long, xã Công Thành - huyện Yên Thành; Giáo xứ Làng Rào, xã Nghi Hương – huyện Tân Kỳ; Giáo xứ Lập Thạch, xã Nghi Thạch – huyện Nghi Lộc, Giáo họ Yên Trạch, phường Thu Thủy (Thị xã Cửa Lò). Tổ chức hành lễ ngoài cơ sở thờ tự vi phạm Pháp lệnh Tôn giáo của Nhà nước Việt Nam ở xã Yên Khê – huyện Con Cuông; xã Nghĩa Xuân – huyện Quỳ Hợp; xã Châu Bình – huyện Quỳ Châu. Gây rối trật tự công cộng, đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Yên Khê – huyện Con Cuông; Giáo xứ Mỹ Yên xã Nghi Phương (Nghi Lộc). Trong việc tách, lập xứ, họ đạo mặc dù mới trình xin đang được chính quyền các cấp xem xét giải quyết, hoặc chưa trình xin nhưng giáo hội đã tự ý thành lập các xứ, họ đạo. Không những thế, còn tổ chức các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, hoặc tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng giáo dân, xảy ra ở các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu...
Trước tình hình trên, ngày 17/9/2011, UBND tỉnh nghệ An đã có Công văn số 5483/UBND-NC gửi đích danh Giám mục Nguyễn Thái Hợp thông báo về các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật trong thời gian qua, trong đó nêu rõ: Chỉ tính riêng trong khoảng 01 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 23 vụ vi phạm pháp luật và vụ việc liên quan đến giáo dân. Trong đó, hoạt động đòi lại đất, xây dựng công trình trái pháp luật (10 vụ); chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản (01 vụ); tụ tập đông người khiếu kiện, chặn xe (02 vụ)...
Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng đã tập trung giải quyết các sự việc theo đúng qui định của pháp luật, trên cơ sở tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của người dân; đã gặp gỡ, trao đổi với linh mục quản xứ, các chức việc đề nghị phối hợp với chính quyền trong giải quyết các vấn đề nêu trên nhằm ổn định tình hình. Thế nhưng, một số linh mục quản xứ đã tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền trong giải quyết vụ việc. Họ còn rao giảng những nội dung sai sự thật, làm cho giáo dân nhận thức sai về chủ trương, chính sách của nhà nước; kích động giáo dân gây rối, chống đối chính quyền... Do vậy, đến nay, nhiều vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí có những vụ việc mới phát sinh ngày càng phức tạp hơn.
Có xứng “Người chủ chăn”?
Trước khi diễn ra cuộc gây rối và hỗn loạn tại xã Nghi Phương vào ngày 3 và 4 tháng 9 vừa qua, tại buổi làm việc với Đại diện Công an tỉnh ngày 30/8, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói: Sự việc xảy ra ngày 22/5 ở Trại Gáo là sự việc đáng tiếc và để mọi việc tốt đẹp, đề nghị Công an tỉnh và cơ quan chức năng cho 2 đối tượng được về với gia đình. Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Phó Giám đốc Công an tỉnh, thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An khẳng định: Vụ việc xảy ra ở Trại Gáo (Nghi Phương, Nghi Lộc) là vi phạm pháp luật và công an bắt các bị can đúng theo quy định của luật pháp, nếu Tòa Giám mục bảo lãnh cho các bị can thì công an sẽ cho tại ngoại, lúc nào cơ quan chức năng triệu tập thì phải chấp hành nghiêm túc. Nhưng, Giám mục Nguyễn Thái Hợp và Toà Giám mục Giáo phận Vinh lại “đòi” điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc ngày 22/5/2013; cho rằng công an bắt người theo kiểu xã hội đen; công an bắt sai người, bắt một người thông báo một người; đòi thả người vô điều kiện.
Trở lại vụ việc vi phạm pháp luật của một số giáo dân Giáo họ Trại Gáo, thấy rằng, chính Giám mục Hợp và một số giáo dân của Giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương phải là những người biết rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc gây rối trật tự công cộng, cố ý đánh người gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật và phá hoại tài sản của công dân vào ngày 22/5/2013. Bởi vụ việc xảy ra trên địa bàn (nhà văn hóa xóm 13 thuộc họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương) của chính những đối tượng gây hại.
Hơn nữa, thời điểm xảy ra vụ việc (ngày 22/5) các cấp chính quyền đã nhiều lần điện cho Giám mục Hợp đến phối hợp giải quyết. Khoảng 22 giờ cùng ngày, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, linh mục Nguyễn Đoài –Phó Chánh văn phòng Toà Giám mục đã đến nơi xảy ra vụ việc và trực tiếp kiểm chứng được ai là người bị hại và ai là người gây hại?! Khi đó, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã không kịp thời giải cứu, cấp cứu 3 cán bộ công an bị thương nặng ngay, mà lại cùng Hội đồng mục vụ Giáo họ Trại Gáo lập biên bản với nội dung vu khống lực lượng công an ngăn cản không cho giáo dân hành lễ (chỉ với 5 chiến sỹ công an có thể ngăn cản được hàng trăm giáo dân hành lễ? – PV). Linh mục Nguyễn Đoài đã đọc cho chức việc viết biên bản có nội dung xuyên tạc, các cán bộ công an đã không ký vào biên bản có nội dung bịa đặt này. Khi các cán bộ công an không chịu ký vào biên bản, Giám mục Nguyễn Thái Hợp uy hiếp: “Sau 10 phút, các anh không ký tôi về, mọi chuyện giáo dân tự giải quyết”.
Mãi đến gần 0 giờ ngày 23/5/2013, để bảo vệ an toàn tính mạng cho mình, các cán bộ công an buộc phải ký vào biên bản. Lúc ấy, Giám mục Hợp mới gọi ô tô của giáo dân trong xã Nghi Phương chở 3 đồng chí bị giữ trái pháp luật tại nhà văn hoá xóm 13 về trụ sở Công an huyện Nghi Lộc. Khi đó, những người bị thương nặng mới được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Việc Giám mục Hợp có mặt tại nơi xảy ra sự việc để phối hợp giải quyết vấn đề theo đề nghị của các cấp chính quyền là điều đáng hoan nghênh. Nhưng lẽ ra với vai trò là “người chủ chăn”, thấy sự việc sai trái của các giáo dân, Giám mục Hợp phải đứng ra khuyên bảo giáo dân và cứu người bị hại thì ông lại ra điều kiện với những người đang bị khống chế, hơn thế còn đang bị thương, bị đe doạ về tính mạng phải thừa nhận một sự việc bịa đặt là việc làm trái với lương tâm, đạo đức của một người bình thường.
Ngày 25/5/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc nói trên, ngày 3/6/2013 đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Ngô Văn Khởi sinh năm 1960, trú tại xóm 14 xã Nghi Phương và Nguyễn Văn Hải sinh năm 1970, trú tại xóm 12 xã Nghi Phương về tội gây rối trật tự công cộng, quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự. Đến ngày 27/6/2013, đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Ngô Văn Khởi và bị can Nguyễn Văn Hải để phục vụ điều tra theo quy định của pháp luật. Sau khi bắt các bị can, đồng chí Vũ Chiến Thắng-Phó Giám đốc Công an tỉnh đã điện thoại thông báo cho Giám mục Hợp và khẳng định là công an đã tiến hành bắt các bị can đúng pháp luật. Giám mục Hợp nói lại rằng: Các anh bắt không được đàng hoàng lắm.
(Trong khi đó, Cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành bắt các bị can Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi theo đúng quy định của Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự, đó là: Lệnh bắt có ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu; Người thi hành lệnh đã đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và lập biên bản về việc bắt; Khi tiến hành bắt người tại nơi khác đã có sự chứng kiến của đại diện chính quyền nơi tiến hành bắt người… Việc một số chiến sỹ mặc thường phục tại thời điểm bắt người là để hỗ trợ các chiến sỹ mặc đồng phục – điều này cũng được quy định và đúng theo nghiệp vụ của cơ quan công an).
Còn chuyện ông Hợp nói công an bắt sai người, bắt một người thông báo một người là không đúng, bởi ở xã Nghi Phương có 2 người có tên là Ngô Văn Khởi, một người sinh năm 1963 ở xóm 13 và người bị bắt là Ngô Văn Khởi sinh năm 1960 ở xóm 14. Khi bắt đối tượng Ngô Văn Khởi sinh năm 1960 ở xóm 14 trên lệnh bắt đã ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán đầy đủ. Tại cơ quan điều tra đối tượng Ngô Văn Khởi đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình nên không thể nói công an bắt sai người. Còn việc nói bắt một người, thông báo một người, cơ quan công an cũng thừa nhận có sơ suất trong khi viết địa chỉ lên phong bì gửi về xã, nhưng khi phát hiện sơ suất đã thu hồi và sửa chữa ngay, chứ chưa đưa đến nơi ghi trên phong bì. Hiện gia đình và giáo hội cũng không có văn bản mà họ nói là công an làm sai, bởi văn bản này đã được thu hồi và sửa ngay sau khi phát hiện.
Tại cuộc làm việc với đại diện Công an tỉnh, Giám mục Hợp đề nghị “cho 2 đối tượng về với gia đình” cũng là một cách nói không rõ ràng, dễ tráo trở, vì dùng thuật ngữ  “cho về” khác với việc “bảo lãnh” và cho “tại ngoại”. Đòi hỏi này là trái với quy định của pháp luật. Sau khi đưa ra những yêu cầu vô lý, có tính bao che cho những sai phạm của các bị can trong vụ gây rối ngày 22/5, Giám mục Hợp đã nói: Tôi đã làm hết trách nhiệm, nếu các ông không thả người, tôi sẽ để cho dân thực hiện theo quyền của họ!
Hay chỉ phó mặc?
Thời gian qua, nhiều giáo dân đã viết đơn gửi nhiều nơi, cho rằng công an bắt người theo kiểu xã hội đen và yêu cầu thả người... (hầu hết những nội dung trong đơn của các giáo dân đều giống như những đòi hỏi mà Giám mục Hợp từng đưa ra-pv). Ngày 11/7/2013, ban hành giáo xứ và ban hành giáo họ (Nghi Phương, Nghi Lộc) gồm 15 người đến gặp thường trực UBND xã làm việc với nội dung thanh minh sự việc xảy ra ngày 22/5 là không có việc bắt giữ, đánh đập, mà là họ đã “bảo vệ” các chiến sỹ công an! (tuy nhiên không nói rõ là bảo vệ bởi sự nguy hiểm nào?!). Và đề nghị các cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc. Ngày 13/7/2013, tại Nhà thờ Giáo xứ Mỹ Yên và Nhà thờ Giáo họ Thanh Sơn đã treo băng rôn nội dung “Giáo xứ Mỹ Yên kịch liệt phản đối hành động bắt người trái phép của chính quyền huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An”…
Và sự việc càng ngày càng phức tạp hơn sau khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp có chuyến công du từ nước ngoài về vào ngày 26 tháng 8 vừa qua.
Trong khi Bộ Công an không hề có sự hứa hẹn nào về việc thả 2 bị can trong vụ việc ngày 22/5 thì Giám mục Hợp lại nói với các giáo dân rằng, ông đã trao đổi với đại diện Bộ Công an và họ đã hứa sẽ thả người, nhưng Công an và chính quyền tỉnh Nghệ An chưa đồng ý. Giám mục Hợp cũng “hứa hẹn” với các giáo dân: Các con cứ đợi đến ngày 4/9, Cha sẽ làm hết trách nhiệm của mình, nếu cha không làm được (đòi thả người vô điều kiện-pv) thì các con muốn làm gì thì làm. Chính những lời nói kích động này của ông Nguyễn Thái Hợp đã trở thành chất xúc tác tạo nên các vụ gây rối gần đây của một số giáo dân quá khích ở Nghi Phương (Nghi Lộc), mà đỉnh điểm là việc kéo đông người lên trụ sở UBND xã gây rối, lăng mạ cán bộ xã vào ngày 30/8; bao vây trụ sở UBND xã và giữ người trái pháp luật ngày 3/9 và vụ hỗn loạn khiến nhiều người bị thương ngày 4/9 vừa qua!
Trong các ngày 3/9 và 4/9, lãnh đạo tỉnh đã có công văn mời Giám mục Nguyễn Thái Hợp đến UBND tỉnh tham dự cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh để phối hợp giải quyết sự việc xảy ra ở xã Nghi Phương (Nghi Lộc) và cử người trực tiếp đưa đến tận Toà giám mục, nhưng Giám mục Hợp vẫn từ chối không hợp tác mà để mặc giáo dân “muốn làm gì thì làm”!
Cần phải nói thêm rằng, trong suốt thời gian diễn ra cuộc hỗn loạn, Giám mục Nguyễn Thái Hợp  không hợp tác với chính quyền và để mặc cho Tân giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên vừa mới được bổ nhiệm trước đó vài giờ, ủy quyền cho linh mục Phê rô Nguyễn Xuân Quý, quản xứ Xuân Mỹ ra trao đổi với các cấp chính quyền và khuyên nhủ số bà con giáo dân quá khích ra về.
Với vai trò là Giám mục Giáo phận Vinh và là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hoà bình Hội đồng Giám mục Việt Nam, liệu những việc làm trên đây của ông Nguyễn Thái Hợp đã đúng với trọng trách mà giáo hội giao phó cho ông và bộ y phục ông đang “khoác” lên mình?!
Dư luận không khỏi đặt câu hỏi: Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã thực sự làm tròn trách nhiệm, bổn phận “người chủ chăn” đối với giáo phận và phục vụ quê hương Nghệ An như những lời ông đã nói trong bài phát biểu ngày về với Giáo phận Vinh? Đồng thời, những gì ông đã và đang thể hiện liệu có xứng đáng với vai trò Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam? Có đúng như châm ngôn mục vụ “sự thật” và “tình yêu” mà ông đã trả lời phỏng vấn trên Trang thông tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 28/06/2010 khi vừa mới được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh!
Bài, ảnh: Nhóm phóng viên 
Nguồn: Báo Nghệ An (6/9/2013)
“Thư chung”... “cho tôi” (08/09/2013 09:00 AM)
Chỉ một ngày sau khi Tòa Giám mục Xã Đoài ra “Thông cáo” bóp méo sự thật, vu khống chính quyền một cách trắng trợn về vụ “hỗn loạn” xảy ra ở giáo xứ Mỹ Yên xã Nghi Phương (Nghi Lộc) vào chiều ngày 4/9, ngày 6/9, trên trang mạng của Giáo phận Vinh và một số trang mạng phản động đăng tải tràn ngập cái gọi là “Thư chung” của ông Nguyễn Thái Hợp- Giám mục Giáo phận Vinh với những lời lẽ mang tính kích động, không thuần túy tôn giáo, như mục đích công bố của một “Thư chung” bình thường.

Nguyễn Thái Hợp- Giám mục Giáo phận Vinh
Trước hết, Thư chung thường được công bố vào những ngày lễ trọng, sự kiện quan trọng của Giáo hội, giáo phận với mục đích định hướng hoạt động tôn giáo thuần túy mà chủ yếu là hoạt động đời sống tâm linh, loan báo tin mừng. Tiêu biểu là Thư Chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước sau Hội Nghị các giám mục toàn quốc tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ 24 - 4 đến 1-5-1980. Trong đó khẳng định: Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, những người Công giáo Việt Nam quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hòa mình vào cuộc sống hiện đại của đất nước, đồng hành với dân tộc, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình.
Hay trong Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đồng Dân Chúa Việt Nam với tựa đề: “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống” tiếp tục khẳng định: “Là công dân một đất nước, người Công giáo Việt Nam có bổn phận yêu mến và xây dựng quê hương”. Hoặc Thư chung của Tổng Giám mục Giáo phận Huế về đại lễ kỷ niệm 150 thành lập Giáo phận Huế vào tháng 12/1999 cũng mang tính chất loan báo tin mừng và lời chào “Ân sủng và bình an”.
 photo thuchung.jpg
Vậy mà, cái gọi là “Thư chung” gửi tới “quý Cha, quý Tu sỹ nam nữ, quý Chủng sinh và toàn thể cộng đồng Dân Chúa thuộc giáo phận Vinh” ngày 6/9 của ông Nguyễn Thái Hợp ngay từ phần mở đầu đã mang màu sắc kích động, vu khống, bóp méo sự thật. Mặc dù đã được các cấp chính quyền đề nghị phối hợp cùng giải quyết vụ gây rối của một số giáo dân quá khích tại trụ sở UBND xã Nghi Phương, nhưng ông Hợp đã không hề xuất hiện, mà để mặc cho các giáo dân “muốn làm gì thì làm”!? Để rồi khi những giáo dân quá khích vi phạm pháp luật và bị thương bởi chính những hành động thái quá của mình thì ông ta lại tỏ ra “xót xa” thương cảm"những giọt nước mắt và máu của người dân lành đã phải đổ xuống, vì vụ đàn áp tại giáo xứ Mỹ Yên, thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
Ông ta còn đổ lỗi là “Nhà cầm quyền đã bày binh bố trận với hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ, chó nghiệp vụ, lựu đạn cay để án ngữ lối vào trụ sở UBND xã Nghi Phương”. Như ông ta nói “nhà cầm quyền bày binh bố trận”, thì chẳng hóa ra là Chính quyền đã “kêu gọi” người dân kéo nhau lên trụ sở để “đàn áp” họ à!? Ai đã “xúi giục” người dân đi “đòi” người với cái gọi là “bản cam kết” không có giá trị? Chính trong nội dung của “Thư chung” đã trả lời cho câu hỏi này “việc cầu nguyện này sẽ tiếp tục cho đến khi các nạn nhân bị bắt được thả”.
Đến đây, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định ông Hợp đã cố tình dối lừa các giáo dân. Vì hơn ai hết, ông là người biết rõ các bị can sẽ không được thả, khi chưa có sự bảo lãnh của Tòa giám mục với cơ quan điều tra Công an Nghệ An (điều này đã được lãnh đạo Công an Nghệ An trả lời ông trong cuộc làm việc ngày 30/8/2013). Cũng chính ông là người đã khăng khăng nhất định không chịu đứng ra bảo lãnh cho những con chiên được tại ngoại cùng với gia đình. Thay vì hành động cụ thể là bảo lãnh thì ông không chịu làm, để rồi giờ đây ông lại dùng lời nói suông hòng cầu cho “các nạn nhân bị bắt” được thả thì thật là nực cười.
Nực cười hơn, ông còn “Tha thiết mời gọi anh chị em cầu nguyện, dâng những hy sinh cũng như có những hành động cụ thể biểu lộ sự hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên và tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực”. Đến đây thì “cái đuôi” của sự “tiền hậu bất nhất” đã lộ ra. Chưa hết, trước đó khi trả lời phỏng vấn của Đài Châu Á tự do về vụ việc xảy ra ở Giáo xứ Mỹ Yên, người “chủ chăn” của giáo phận Vinh đã tỏ vẻ hiểu biết và thiện chí khi bày tỏ rằng: “Giáo hội chủ trương đối thoại không chủ trương dùng bạo lực”. Vậy mà, khi sự việc tạm lắng xuống thì chính ông lại “đổ thêm dầu vào lửa”bằng cái gọi là “Thư chung" kêu gọi giáo dân “dâng những hy sinh cũng như có hành động cụ thể”?.
                       
              Người dân cố tình chen lấn, tràn vào trụ sở UBND xã để gây rối.
Không biết ông muốn giáo dân phải “hy sinh” vì cái gì? và “hành động cụ thể” như thế nào? Chẳng lẽ lại tiếp tục gây rối và hỗn loạn ư!? Vì hai cá nhân vi phạm pháp luật đã bị khởi tố và cũng đã thành khẩn nhận tội? Hay là như “Thư chung” ông kêu gọi “cho tôi”?
Lẽ nào chỉ vì “cho tôi” và 2 cá nhân vi phạm pháp luật mà ông đã công bố hẳn một “Thư chung” để kích động, đẩy những giáo dân lương thiện trong đó có cả phụ nữ và trẻ em phải sử dụng đá, gậy gộc, hung khí để tấn công, bao vây, uy hiếp cán bộ chính quyền, bắt giữ người trái pháp luật, rồi rơi vào vòng lao lý?
Đáng ra với bổn phận “chủ chăn” của giáo phận, chăm sóc phần hồn cho con chiên, ông Hợp phải đứng ra giáo dục, dẫn dắt Cộng đoàn giáo dân Giáo phận Vinh sống “phúc âm”, để “gặp Chúa trong lòng dân tộc”. Nhưng ở đây, ông lại lợi dụng vị thế của mình, lợi dụng đức tin để ra cái gọi là “Thư chung” nhằm lừa dối, kích động, xúi giục những người giáo dân nhẹ dạ chống đối lại chính quyền, gây bất ổn tại chính nơi mình đang sinh sống.
             Người dân tụ tập thách thức chính quyền, gây cản trở giao thông
Là một Giám mục, ông không thể không biết “người công giáo tốt trước hết phải là người công dân tốt”; là Chủ tịch Ủy ban công lý và hòa bình Hội đồng giám mục Việt Nam, ông cũng thừa biết nếu xảy ra bất ổn, vi phạm pháp luật thì không ai khác chính người dân sẽ hứng chịu mọi thiệt thòi.
Ông có biết, mấy năm gần đây, giáo phận Vinh có ý định chuyển Nhà thờ Trại Gáo thành trung tâm văn hóa của địa phận, nên việc huy động đầu tư xây dựng các công trình này là rất lớn, giáo dân Nghi Phương phải đóng góp và giành nhiều thời gian cho việc xây dựng các công trình, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống. (theo phản ánh của bà con).
Trong khi đó, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, xã đã có trường học, trạm xá khang trang. Đồng bào lương-giáo đoàn kết. Hàng năm, UBND xã luôn quan tâm đầu tư xây dựng công trình phục vụ đời sống dân sinh như xây dựng trường mầm non ở khu vực Trại Gáo và Thanh Sơn; mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, phòng trừ dịch bệnh; xây dựng cánh đồng mẫu lớn, giao thông nông thôn...Nhưng, 6 tháng đầu năm 2013, các xóm có giáo dân phần lớn chỉ mới thực hiện được 10% nghĩa vụ thuế và các khoản khác.
Vậy mà “Thư chung” của ông lớn tiếng yêu cầu “nhà cầm quyền biết sử dụng quyền bính để phục vụ công ích”, còn ông Nguyễn Thái Hợp đã làm tròn trách nhiệm và bổn phận của một giám mục biết “tôn trọng phẩm giá người dân, tôn trọng niềm tin tôn giáo” khi không cần biết các giáo dân đang sống như thế nào? Đang được hưởng thụ những gì? Ai đem đến?
Đến đây, ai “bất nhẫn”,“dã man”, ai “không tôn trọng niềm tin Tôn giáo”, “không tôn trọng phẩm giá của người dân” đã rõ.
Chưa hết, mặc dù từ đầu đến cuối không hề xuất hiện tại hiện trường vụ hỗn loạn vào chiều 4/9, nhưng ông Nguyễn Thái Hợp vẫn “mạnh dạn” tường thuật lại sự việc với những lời lẽ bịa đặt:“Lực lượng công quyền phá cửa, xông vào nhà, đạp phá đồ đạc, tấn công tất cả những người hiện diện ở đó, hành hung và bắt chủ nhà. Nghiêm trọng hơn nữa, họ đã đập vỡ và xúc phạm tượng Thánh tại tư gia anh Antôn Nguyễn Văn Văn” và “khẳng định”: “Đây là hành vi phạm Thánh trắng trợn, xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo” để kích động những người nhẹ dạ cả tin, không tường tận về sự việc đã diễn ra.
Chiếu với những “Thư chung” đã từng công bố trong cộng đồng dân chúa, có thể thấy cái gọi là “Thư chung” ra ngày 6/9/2013 do Giám mục Nguyễn Thái Hợp công bố chỉ là “cho tôi” mà thôi.
Nhóm phóng viên
Nguồn: Báo Nghệ An (8/9/2013)
on Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013
Vâng :) rất chi là công giáo :)
 Sự việc là đây :) 
Trước đó, ngày 22/5/2013, những đối tượng này đã cùng một số người cực đoan hô hoán, kích động đám đông bao vây, đánh đập người gây thương tích một cách vô cớ và đập phá gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng tại nhà anh Đậu Văn Sơn ở xã Nghi Phương - huyện Nghi Lộc- tỉnh Nghệ An. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự với 4 tội danh: “gây rối trật tự công cộng”, “bắt giữ người trái pháp luật”, “hủy hoại tài sản” và “cố ý gây thương tích”. Trong đó, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị khởi tố về tội: “gây rối trật tự công cộng” và " hủy hoại tài sản" công dân quy định tại Điều 245 của Bộ luật hình sự. Và người ta đã nhận tội vậy thì cớ chi công giáo lại kiếm cớ làm loạn ? 
Chính quyền thất hứa ? vậy thì thử xem mấy cái giấy đó được ký do đâu và có hợp pháp không ? Đỉnh điểm là vào 8 giờ 30 phút sáng 3/9/2013, có khoảng trên 200 giáo dân đã kéo lên trụ sở UBND xã Nghi Phương đe dọa, phong tỏa trụ sở làm việc và giam giữ trái pháp luật 6 cán bộ bao gồm: Phó Chủ tịch UBND huyện, Bí thư và Phó Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cùng Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nghi Phương ngay trong phòng làm việc của Chủ tịch UBND xã. Đến 13 giờ 30 phút cùng ngày, số lượng giáo dân kéo về trụ sở UBND xã mỗi lúc mỗi đông, ước tính có trên 400 người, để tiếp tục gây áp lực với cán bộ chính quyền huyện và xã đòi thả các đối tượng đã bị bắt giữ.
Trong thời gian giam giữ người trái pháp luật, các đối tượng quá khích đã không ngừng chửi bới, lăng mạ, xé rách áo, thậm chí đã dùng tay tát vào mặt các cán bộ chính quyền. Một số giáo dân đã uy hiếp, dùng vũ lực buộc Chủ tịch UBND phải viết giấy cam kết, ký tên, đóng dấu đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh thả 2 đối tượng vi phạm pháp luật đã bị bắt giữ nói trên ngay sau đó một ngày (cụ thể là vào lúc 16 giờ ngày 4/9). Các đối tượng này còn buộc đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phải ký xác nhận vào giấy cam kết. Sau khi thỏa mãn yêu cầu, đến 17 giờ 45 phút ngày 3/9 các đối tượng quá khích mới giải tán. Lúc này các cán bộ huyện và xã mới ra về.
Tờ giấy do bị bắt ép ký có giá trị pháp lý không ? và thả người một cách ngang xương vậy có được không ? đương nhiên là không rồi nhưng đây là cái cớ để làm loạn và đã có chuẩn bị sẵn :) Nhìn những tấm băng rôn với mấy cái bản là biết là đã được chuẩn bị kỹ càng ít nhất vài ngày
Vậy là mọi người thấy là không phải bộc phát mà đã có chuẩn bị từ trước :)  
Và sau đây là lời của người công giáo !
Trở lại giáo xứ Mỹ Yên một ngày sau vụ hành hung giáo dân 06.09.2013 http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=9826 GPVO - Ngày 5/9/2013, chúng tôi trở lại giáo xứ Mỹ Yên sau ngày thứ Tư đen tối. Nước mắt và cả đau thương in hằn trên khuôn mặt những người nông dân “chân lấm tay bùn” quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vừa trải qua kiếp nạn… Không gian chung quanh xóm đạo buồn im ắng. Dường như sự bàng hoàng vẫn chưa hết. Dẫu không lạ gì cách thức đàn áp của công an, cảnh sát nhưng chúng tôi cũng không thể ngờ việc sử dụng bạo lực một cách quá cần thiết của chính quyền trong vụ việc vừa qua. Theo dòng hồi tưởng của những giáo dân đang quy tụ quanh ngôi thánh đường, câu chuyện ngày hôm qua vẫn còn nóng hổi. Tin tưởng vào lời hứa của các cấp chính quyền huyện và xã sẽ thả ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, khoảng 16h chiều ngày 4/9/2013, khoảng 100 giáo dân Mỹ Yên tập trung trước cổng ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc để nhận người. Thế mà, niềm tin của họ đã bị đánh lừa. Chút hy vọng cuối cùng được nhen nhúm đã bị dội “gáo nước lạnh” bởi những “trận đòn thù”: “Đến hẹn, chúng con đến trước Ủy ban. Khi đó, phía chính quyền đã có mặt đông đủ. Cán bộ, cảnh sát cơ động, công an chìm nổi dàn hàng ngang phía trước sân. Giáo dân không vào nữa. Được một lát, chúng con thấy một số tên côn đồ được thuê mướn liệng gạch đá về phía giáo dân... Hỗn loạn bắt đầu từ đó”. Một nam giáo dân nói về nguyên nhân của sự việc. Theo đúng kịch bản “bạo loạn lật đổ” mà phía chính quyền dàn dựng, nghĩa là tạo cớ bằng cách cho côn đồ giả dạng quần chúng cố tình khiêu khích, tấn công trước. Khi cơ sự xảy ra, hơi cay và đạn dược sẽ được tung ra dọn đường cho dùi cui, roi điện vào cuộc. - "Trẻ không thương, già không tha". Sau khi rượt đuổi đập đánh những giáo dân đang có mặt, cơ động đuổi theo vào làng chừng 100m. Riêng gia đình anh Văn sát cổng vào ủy ban nên họ đạp cửa xông vào. Anh Văn bị đám cơ động thay nhau hành hạ. Mấy đứa trẻ khóc thét lên trước cảnh máu me chảy lênh láng. Có bà Khoa trong làng năm này chừng 55 tuổi cũng bị họ đánh liên tiếp vào người. Số người bị đánh có lẽ dăm bảy chục chứ không phải ít. Trong số đó có chừng 20 người bị thương nặng. Chị Anna Trần Thị Thiên, giáo họ Mỹ Yên đau xót kể lại. Trong nghẹn ngào nước mắt, chị Thiên kể tiếp câu chuyện thương tâm của Điệp. Em là nạn nhân nặng nhất: “Vừa đi gặt về, nó tạt qua nhà bà o tên là Cát. Ngay lúc đó, một đám côn đồ trong bộ quân phục hung hăng nhảy vào nện liên tiếp vào đầu cho đến khi bất tỉnh. Hiện giờ, nó đang nằm cấp cứu, tính mạng như treo trên sợi tóc”. Bao nhiêu tức tối, oán thù trút lên giáo dân chưa đủ; cơn giận dữ của thế lực cường quyền còn trút lên xe cộ và tài sản giáo dân chung quanh:“Dọc đường, thấy có xe cộ giáo dân dựng bên đường, họ (cảnh sát giao thông) thẳng tay xô ngã, đánh nát. Rồi những chiếc máy điện thoại đưa ra quay, chụp hình cũng bị họ thẳng tay giật mất. Chiếc điện thoại con ông Thục mới mua gần 8 triệu, sợi dây chuyền trị giá 3,8 triệu đồng của anh Lê Văn Hiếu cũng bị một người trong bọn họ cướp mất”. Ông Trần Văn Vinh, giáo dân xứ Mỹ Yên thuật lại. Sự việc đã đến hồi nghiêm trọng khi một toán người xông vào đập nát những bức tượng trong gia đình anh Văn. Quả là một hành động phạm thánh xúc phạm đến niềm tin của toàn thể cộng đồng Kitô hữu, khơi lên vết thương lòng với những ai yêu mến Mẹ Giáo hội. Hành động phỉ báng, xúc phạm các biểu tượng tôn giáo linh thiêng đã tạo nên dòng xoáy phẫn nộ và bất bình trong giới Công giáo và những người thiện tâm yêu chuộng hòa bình. Giã biệt giáo xứ Mỹ Yên giữa lúc những lời kinh thiết tha đang được cất lên liên lỷ, chúng tôi ghé thăm phòng khám đa khoa Xã Đoài. Các phòng bệnh chật ních người, các nạn nhân lằm la liệt trên giường bệnh. Nhiều nạn nhân vẫn mê man bất tỉnh. Theo người nhà kể lại thì vô nhân đạo nhất có lẽ là việc nhiều bệnh viện nhà nước trong địa bàn Nghệ An lắc đầu từ chối chạy chữa, thuốc thang cho người bị hại vì một áp lực nào đó… Tiếng nói của một bộ phận nhân dân “thấp cổ bé họng” đang bị lấn át bởi hệ thống tuyên giáo và truyền thông nhà nước hùng hậu mở hết công suất, tăng hết tốc lực. Một chiến dịch bôi nhọ Công giáo đã được khởi động vô hình trung tạo nên những hố sâu ngăn cách không thể xóa đi một sớm một sớm một chiều. Thứ tiếng nói của bạo quyền, của sự dữ đã bung ra nhằm khỏa lấp tội ác của mình hầu chạy tội cho sự việc xảy ra vào chiều 4/9 vừa qua. Nhìn lại dòng lịch sử đầy bi tráng, hào hùng; xứ đạo Mỹ Yên vẫn không ngừng ấp ủ khát vọng dấn thân vì một nền hòa bình, công chính, tôn trọng sự thật. Toàn thể giáo phận đang chung một nỗi đau chung để rồi tiến bước trong cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, đẩy lùi biên giới bất công và bạo quyền. Chúng ta hãy chờ xem những động thái tiếp theo của chính quyền khi giáo dân Mỹ Yên đã sẵn sàng viết nên những trang sử mới. Bài: Xã Đoài
Vậy ra là không ai nhận mình sai ? Vậy bảo đảm đó là bọn phản động nhúng tay vào rồi :)2 bên đánh nhau bọn phản động có cái đưa tin :)
Đây là cái tin bịa đặt của bọn phản động đây :) vậy ra là bọn phản động mướn người làm loạn :)
TUYỂN GẤP – Côn an VN cần tuyển gấp thanh niên có sức khỏe , lương cao .
700.000 đ / một ngày , công việc dể làm , chỉ cần thú tính giống như côn an là được tuyển .
Công việc : đập vào mặt , đạp vào bụng , quất vào đầu Giáo dân Mỷ Yên , bất kể người già , phụ nử , trẻ em . Chỉ cần đổ máu là được chấm công . Đăng ký ngay bây giờ tại cơ quan côn an Nghệ An .
BA SÀM
FB Sự thật XHCN “Báo động Khẩn Khẩn: Nguồn tin vừa cho chúng tôi biết công an Thuê XHĐ hôm qua là 500 nghìn/ngày và vì ít người tham gia nên họ tăng lên hôm nay là 700 nghìn/ngày. Tin này được từ đàn em Bảo Đại Bàng vì họ đang tìm tới các tổ chức du đãng trong vùng. Xin bà con hãy cẩn trọng. Phen này đồng bào ta lại một phen đổ máu nữa rồi, xin mọi người hiệp tâm cầu nguyện cho đồng bào ở Nghệ An”.
:) thì ra là bọ ném gạch đá là do bọn phản động mướn :)
on Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013
Công Giáo gây rối ở trụ sở xã Nghi Phương (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)
Nguyên nhân ở đâu ?
Các bị can Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi
Trước đó, ngày 22/5/2013, những đối tượng này đã cùng một số người cực đoan hô hoán, kích động đám đông bao vây, đánh đập người gây thương tích một cách vô cớ và đập phá gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng tại nhà anh Đậu Văn Sơn ở xã Nghi Phương - huyện Nghi Lộc- tỉnh Nghệ An. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự với 4 tội danh: “gây rối trật tự công cộng”, “bắt giữ người trái pháp luật”, “hủy hoại tài sản” và “cố ý gây thương tích”. Trong đó, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị khởi tố về tội: “gây rối trật tự công cộng” và " hủy hoại tài sản" công dân quy định tại Điều 245 của Bộ luật hình sự.
Ngày 27/6/2013, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nghệ An đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với bị can Ngô Văn Khởi và bị can Nguyễn Văn Hải để phục vụ công tác điều tra theo quy định của pháp luật. Khi bắt giữ các bị can, các cơ quan chức năng đã tiến hành đúng theo quy định của Điều 80 - Luật Tố tụng hình sự về “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam”, như “có lệnh bắt bị can của thủ trưởng cơ quan điều tra”, “khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”….
Như vậy, việc cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Nghệ An khởi tố bị can và bắt tạm giam hai bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải là đúng người, đúng tội và đúng quy định của pháp luật.
Tại cơ quan điều tra, các bị can: Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi đã thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật của mình. Bị can Nguyễn Văn Hải đã nói: Em nhận thức được hành vi của em là hành vi hoàn toàn vi phạm pháp luật. Xin pháp luật khoan hồng, giảm bớt tội. Em muốn nhắn đến gia đình vợ con là con cái đứa mô đi học thì cố gắng lo lòng mà học, còn đứa mô không đi học nữa thì ở nhà cố gắng lo làm giúp đỡ cha mẹ. Cố gắng đừng làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật giống như bố để ảnh hưởng đến pháp luật.

Đồ dùng của gia đình anh Đậu Văn Sơn ở xã Nghi Phương - huyện Nghi Lộc bị các đối tượng quá khích đập phá

Đâu là sự thật ?

Xem hình ảnh thì mọi người biết sự thật ở đâu rồi :)
Qua ngòi bút của bọn phản động 
Nữ Vương Công Lý vừa nhận được thông tin: Giáo dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An đang kéo đến bao vây UB Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An để đòi trả lời về việc giáo dân tại đây bị nhà cầm quyền bắt cóc theo hình thức khủng bố và không ai chịu trách nhiệm về việc bắt giữ, cũng như không hề nhận được thông tin từ các giáo dân bị bắt cách đây khá lâu.
Như chúng ta đã biết, sau khi công an Nghệ An cho người trà trộn vào phá đám Thánh lễ cầu nguyện của bà con giáo dân Nghi Phương, ở xứ Trại Gáo và đã bị phát hiện bắt giữ. Nhà cầm quyền đã muối mặt rút lui và lập mưu trả thù hèn hạ. Công an đã bí mật bắt một số giáo dân không có lý do và không hề có thông tin cho người thân. Việc bắt bớ bằng cách đón dọc đường khi họ ra khỏi làng đi làm ăn, đi thăm người thân… Cho đến khi Công an Tỉnh thông báo là đã bị bắt.
Sự thật là bọn giáo dân đã làm gì ?
Câu chuyện bắt đầu bằng việc cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành bắt tạm giam và khởi tố vụ án hình sự đối với 2 đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải vì "hành vi gây rối trật tự công cộng”, “hủy hoại tài sản công dân”, “bắt giữ người trái pháp luật” và “cố ý gây thương tích” vào ngày 27/6/2013. Trước đó, vào ngày 22/5/2013, những đối tượng này đã cùng một số người cực đoan hô hoán, kích động đám đông bao vây, đánh đập người gây thương tích một cách vô cớ và đập phá nhà anh Đậu Văn Sơn, ở cùng xã, gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng.
Sau sự việc này, một số linh mục thuộc Văn phòng Toà Giám mục Xã Đoài - Giáo phận Vinh, người nhà của các đối tượng trên cùng một số phần tử giáo dân quá khích liên tục có những văn thư, hành động nhằm tạo sức ép, yêu cầu chính quyền phải thả người. Đặc biệt là sau ngày 26/8/2013, khi Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp từ nước ngoài trở về thì tình hình càng trở nên căng thẳng.
Đỉnh điểm là vào 8 giờ 30 phút sáng 3/9/2013, có khoảng trên 200 giáo dân đã kéo lên trụ sở UBND xã Nghi Phương đe dọa, phong tỏa trụ sở làm việc và giam giữ trái pháp luật 6 cán bộ bao gồm: Phó Chủ tịch UBND huyện, Bí thư và Phó Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cùng Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nghi Phương ngay trong phòng làm việc của Chủ tịch UBND xã. Đến 13 giờ 30 phút cùng ngày, số lượng giáo dân kéo về trụ sở UBND xã mỗi lúc mỗi đông, ước tính có trên 400 người, để tiếp tục gây áp lực với cán bộ chính quyền huyện và xã đòi thả các đối tượng đã bị bắt giữ.
Người dân kéo đến trụ sở xã Nghi Phương và giữ người trái phép, ngày 3/9
Mặc dù lực lượng chức năng đã khuyên ngăn nhưng đám đông vẫn hung hãn ném đá

Trong thời gian giam giữ người trái pháp luật, các đối tượng quá khích đã không ngừng chửi bới, lăng mạ, xé rách áo, thậm chí đã dùng tay tát vào mặt các cán bộ chính quyền. Một số giáo dân đã uy hiếp, dùng vũ lực buộc Chủ tịch UBND phải viết giấy cam kết, ký tên, đóng dấu đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh thả 2 đối tượng vi phạm pháp luật đã bị bắt giữ nói trên ngay sau đó một ngày (cụ thể là vào lúc 16 giờ ngày 4/9). Các đối tượng này còn buộc đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phải ký xác nhận vào giấy cam kết. Sau khi thỏa mãn yêu cầu, đến 17 giờ 45 phút ngày 3/9 các đối tượng quá khích mới giải tán. Lúc này các cán bộ huyện và xã mới ra về.
 photo NghiPhuong_Doinguoi-6.jpg  photo NghiPhuong_Doinguoi-10.jpg

 photo 03.jpg  photo 061.jpg  photo camket-1.jpg

Giáo dân đã uy hiếp, dùng vũ lực buộc Chủ tịch UBND phải viết giấy cam kết, ký tên, đóng dấu đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh thả 2 đối tượng vi phạm pháp luật đã bị bắt giữ nói trên ngay sau đó một ngày (cụ thể là vào lúc 16 giờ ngày 4/9). Các đối tượng này còn buộc đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phải ký xác nhận vào giấy cam kết. Sau khi thỏa mãn yêu cầu, đến 17 giờ 45 phút ngày 3/9 các đối tượng quá khích mới giải tán. Lúc này các cán bộ huyện và xã mới ra về.
Hình ảnh giáo dân như bọn rừng rú trên núi mới xuống


 photo YenMy1.jpg  photo NghiPhuong_Doinguoi-12.jpg 

 photo NghiPhuong_Doinguoi-15.jpg  photo NghiPhuong_Doinguoi-11.jpg  photo NghiPhuong_Doinguoi-5.jpg  photo NghiPhuong_Doinguoi-3.jpg  photo YenMy2.jpg  photo MyYen1.jpg  photo MyYen.jpg  photo NghiPhuong_Doinguoi-2.jpg  photo Xadoai2.jpg

Chắc có lẽ giáo dân cho mình là ông trời như thời thực dân pháp và thời ngô đình diệm ? chắc có lẽ thế .
Rừng rú theo kiểu giáo dân là đây . Buồn cho những người này trong khi giáo dân ở nơi tôi ở sống rất tốt đời đẹp đạo thì ở đây lại có những con người như thế .
Vài vụ trước của công giáo



Nguồn : http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=30508
on Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

KHÔNG VÌ TIỀN THÌ VÌ CÁI GÌ?


Khoai@

Ngay sau phát biểu của ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, nói với Phố Bolsa TV, một cơ quan báo chí ở Mỹ, rằng những người chống lại chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang mới đây tới Mỹ là vì "còn cố tình giữ trong lòng mình một cái chút hận thù cuối cùng."

Nhiều kẻ chống cộng tức giận khi ông Sơn nói một số Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và một số vì có tiền thù lao.

Nguyên văn câu này là (Bấm Ông cũng nói): "có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động" mà ông nói "chỉ làm cho các quý vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách quý vị là cản con đường hội nhập của Việt Nam và cản quá trình phát triển Mỹ - Việt mà họ đang mong muốn."

Căn cứ vào câu nói này, đám rân trủ trong nước như Ba Sàm, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quang Lập..và đám vong nô Bùi Thanh Hiếu, Vũ Đức Khanh, Bùi Văn Phú, cũng như mấy cái loa rè BBC, RFA vội vã dè bỉu, công kích, khoét sâu mâu thuẫn. Thật nực cười!

Nếu như các vị có tư tưởng dân chủ, tôn trọng tự do và ngôn luận thực sự (xin hoan nghênh), thì sao lại nói năng văng mạng đến thế? Các vị vẫn nói tự do biểu đạt ý tư tưởng đó thôi. Ông Sơn, với tư cách là một công dân, dưới góc nhìn của mình, ông có quyền bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình.

Tôi thấy ông Sơn nói như thế là vừa vặn, là đúng mực. Trước hết, ông Sơn không quy chụp tất cả người Việt ở nước ngoài, nên ông nói "có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động.". Bất kể ai có học đều có thể nhận ra, ông Sơn chỉ nói đến một số người, và con số này không nhiều. Hãy so sánh, cộng đồng người Việt ở Mỹ có bao nhiêu người, và con số lèo tèo dăm mống cầm cờ ba que đi biểu tình chống CT Sang là bao nhiêu người thì rõ ông Sơn nói đúng hay không. Mấy người này (xem ảnh do Nguyễn Hoàng của BBC chụp phía dưới) không thể đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ, trái lại họ làm ô uế cộng đồng người Việt tại Mỹ, và quan trọng hơn họ đang cản trở tiến trình phát triển quan hệ Việt - Mỹ.

Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng nói: "có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động" mà ông nói "chỉ làm cho các quý vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách quý vị là cản con đường hội nhập của Việt Nam và cản quá trình phát triển Mỹ - Việt mà họ đang mong muốn". Câu này ông lại đúng, vì quan hệ Mỹ - Việt không thể chỉ xuất phát từ mong muốn của phía Việt Nam, mà còn xuất phát từ chính mong muốn của phía Mỹ, vì lợi ích của phía Mỹ, người dân Mỹ và lợi ích của cả ngay cộng đồng người Mỹ gốc Việt nữa. 

Hãy xem, ông Earnest Bower, một chuyên gia quan hệ Mỹ - Việt, Trung tâm Ngiên cứu Chiến lược CSIS trả lời phỏng vấn BBC ngày 24 tháng 7 năm 2013 nói gì: 
"Hoa Kỳ cần VN vì chiến lược của Hoa Kỳ ít nhất dựa vào một phần đó là ASEAN mạnh mẽ. ASEAN có nền móng vững chắc là điểm tựa cân bằng cho kiến trúc vùng kiểu mới trong Thượng đỉnh Đông Á"Nếu thiếu vắng yếu tố lãnh đạo mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của ASEAN, là khối hợp tác mà Việt Nam tin tưởng, thì chiến lược của Hoa Kỳ sẽ rất yếu. Do đó Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ vì lý do này và nhiều lý do khác nữa.

Và đây, ngay trên BBC, một trang chống cộng có tiếng, đã có những bình luận thế này (xin trích nguyên văn) từ bài Bình luận của Thứ trưởng Sơn gây bất bình như sau:
Xỉ vả cho hả hê

Nhưng cũng có những ý kiến ủng hộ ông Sơn. Người lấy tên Keith Van de Wilcox viết: "Nếu biểu tình không thù hận thì đem cái là cờ sọc đó ra làm gì, nói càng thêm nhục.
Một người khác với nick Bean Octimus viết: "Haizzz coi cái hận thù, cái nhục nhã của bản thân mình to lớn hơn lợi ích dân tộc.
"Thử hỏi dưới đám biểu tình kia mấy người thật sự yêu thương đất nước, mấy người thật sự vì lợi ích dân tộc.
"Hay đến để chửi rủa, gào thét, xỉ vả cho hả hê cái mối nhục thua trận, sự căm thù giữa những người anh em cùng dân tộc... Khi nào các bạn gạt bỏ đi cái tôi nhỏ nhen hận thù thì mới mong làm việc lớn được các bạn à... Dân Chủ, Công Bằng ai cũng muốn cả!"
Để khách quan hơn, xin trích ý kiến từ ngay trong cộng đồng người Việt ở Mỹ nói về việc biểu tình phản đối sự có mặt của CT Sang tại Mỹ (đăng trên diễn đàn Đất Việt). Ý kiến này cho rằng, người biểu tình chủ yếu là vì cái bánh mỳ, và toàn những kẻ lang thang đang hưởng trợ cấp xã hội của Mỹ:








Trong khi đám "vong hủi nô phường tuồng" kỳ này vì bị Obama cho ê chề nhục nhã, hết đường xạo nổ về cái gọi là "đi cửa sau vì sợ hủi nô biểu tềnh", không biết làm gì khác hơn ngoài việc cả lũ chúi đầu thủ dâm chính trị với màn "phân tích" cách Mỹ tiếp đón chủ tịch Sang (càng "phân tích" càng làm cho người xem cảm thấy hài vãi và càng chứng tỏ cái sự "ngu dốt tới không còn ai có thể ngu dốt hơn" lũ này, từ việc "ai ra đón", rồi nào là "quốc huy" với không "quốc huy".

Người viết dẫn chứng:
Nguyễn Hoàng của BBC, người chụp tấm hình này, nói người đàn ông bị cảnh sát bắt trước đó đã đi phát bánh mì và nước uống cho người tham gia biểu tình. 

Còn người biểu tình Tommy Luu nói một số người biểu tình có tuổi lo lắng sẽ bị cảnh sát hỏi tới vì Việt kiều bị còng tay đã đi lấy số điện thoại của nhiều người biểu tình. Tommy Luu nói có lẽ những người lo lắng đang ăn trợ cấp xã hội và sợ bị ảnh hưởng. 
Nhục nhã thay cho cái thân phận ăn bám xã hội của lũ phường tuồng! Tham có ổ bánh mì $2.5 và chai nước, đi làm tuồng, cho số "điện thại" vung vít rồi giờ sợ bị cảnh sát Mỹ "sờ gáy" và CÚP WEO PHE !!!

Xem hình thấy rõ đám "phường tuồng" bị chủ cũ của chúng gô cổ lại từ "mút chỉ cà tha" tuốt bên kia đường, muốn chiêm ngưỡng dung nhan của chủ tịch Sang..chắc chúng phải dùng ống nhòm (mắt mũi già lão, chuyên ăn bám xã hội riết rồi toét ghèn bà nó rồi, nhìn kính thường bảo đảm không làm sao thấy được), thấy mà thảm! Ấy vậy nhưng khi "chiều xuống" thì không ít đứa lại ngồi thu lu xó bếp, gặm móng tay và hoang tưởng rằng: "chà, vì lũ hủi tụi mình đứng biểu tềnh mà chủ tịch Sang "sợ quá" phải "đi bằng cừa sau" !

Thành phần như thế này, vậy không vì tiền hay thu nhập thì vì cái gì?